DÂN SỐ TRÊN THẾ GIỚI
Loài người tiến hoá từ giống vượn cổ. Trải qua chừng 4.000.000 năm phát triển, tổng số cá thể của loài người tăng dần. Mấy nghìn nărn gần đây, xu thế chung trong sự phát triển dân số là tốc độ ngày càng nhanh. Từ khi loài người xuất hiện cho đến năm 1850, số dân trên thế giới chỉ mới có l tỷ người. Đến năm 1930, dân số đạt 2 tỷ người. Ba mươi răm sau, đến năm 1960, con số lên tới 3 tỷ. Mười bốn năm tiếp theo (1974), đạt tới 4 tỷ. Tháng 7 năm 1987, nghĩa là chỉ mười hai năm sau đó, số dân trên thế giới tăng vọt lên con số 5 tỷ. Liên Hợp Quốc đã lấy ngày 11 – 7 - 1987 là “ngày 5 tỷ dân” để kêu gọi nhân dân thế giới quan tâm đến vấn đề dân số.
Hiện nay, trên thế giới cứ mỗi phút tăng thêm 150 người, mỗi ngày tăng 220.000 người, mỗi năm tăng thêm trên 80 triệu người. Cứ theo đà phát triển này, đến cuối thế kỷ 20, số dân trên thế giới sẽ vượt quá 6 tỷ người và đến nửa sau thế kỷ 21, hành tinh của chúng ta sẽ chịu một sức nặng quá tải bởi dân số khi đó đã lên tới con số 10 tỷ.
Dân số tăng nhanh nhất là ở những nước đang phát triển. Hiện nay, cứ 10 đứa trẻ ra chào đời thì có 9 đứa là ở các nước đang phát triển. Châu Phi, một châu lục rất lạc hậu về kinh tế, số dân năm 1950 là 219 triệu người, năm 1975 lên tới 400 triệu người, trong vòng 25 năm đã tăng gần gấp đôi; trong khi đó ở châu Âu, nơi có nền kinh tế phát triển cao thì tình hình lại ngược lại. Trong vòng 27 năm từ năm 1950 đến năm 1977 dân số chỉ tăng trưởng trên dưới 20%.
Loài người cư trú ở khắp mọi nơi trên 6 đại lục trừ hai đầu Nam, Bắc cực. Xét trên phạm vi thế giới, bốn khu vực lớn có dân cư đông đúc là: miền đông châu Á, vùng Nam Á, châu Âu, miền đông Bắc Mỹ. Những khu vực này chỉ chiếm 1/7 tổng diện tích lục địa thế giới, nhưng lại tập trung đến 2/3 tổng dân số. Xét mật độ cư dân, khu vực có mật độ cao ở hai châu Âu và Á nhiều hơn các châu khác, thấp nhất là châu Đại Dương. Số dân ở châu Âu phân bố cân bằng nhất, còn ở các châu lục khác, sự khác biệt rất rõ rệt.
Điều đáng chú ý là xu thế thành thị hoá dân số thế giới. Dân số ở các thành phố trên thế giới hiện nay chiếm 40% tổng dân số. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, đến năm 2000, tỷ lệ này sẽ đạt tới 50%.
Tuổi thọ của con người cũng đang được kéo dài ra. Nửa sau thế kỷ 20, tuổi thọ trung bình từ 47 nâng lên 60. Ở các nước phát triển, tuổi thọ còn cao hơn. Tuổi thọ của nữ giới cao hơn tuổi thọ của nam giới đã trở thành hiện tượng phổ biến.
Con người kéo dài được tuổi thọ dẫn đến vấn đề lão hoá cư dân. Trên thế giới, hơn 10 nước có hiện tượng cư dân bước đầu lão hoá, trong đó phần lớn là những nước phát triển, chủ yếu có Nhật, Canada, Australia, Agentina, New Zeaiand, Ba Lan. . . có khoảng trên dưới 30 nước có hiện tượng lão hoá rõ rệt, trừ Mỹ ra, còn toàn bộ là ở các nước châu Âu. Hiện tượng này kéo dài đã gần một thế kỷ. Xu thế lão hoá cư dân sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế, xã hội.