Tài liệu: Giải mã vi khuẩn từng giết chết 40 triệu người

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đến nay, người ta vẫn chưa biết gì về loại vi khuẩn gây bệnh cúm Tây Ban Nha, đã cướp đi 40 triệu sinh mạng trong hai năm 1918-1919.
Giải mã vi khuẩn từng giết chết 40 triệu người

Nội dung

Giải mã vi khuẩn từng giết chết 40 triệu người

Đến nay, người ta vẫn chưa biết gì về loại vi khuẩn gây bệnh cúm Tây Ban Nha, đã cướp đi 40 triệu sinh mạng trong hai năm 1918-1919. Để khám phá bí mật này, các nhà khoa học Anh mới khai quật 10 quan tài đựng tử thi nạn nhân thời đó, hy vọng sẽ đọc được ADN của vi khuẩn cúm.

Mùa thu năm 1918, bệnh cúm Influenza đã làm vô số người trẻ tuổi thiệt mạng. Thoạt tiên, người ta nghĩ rằng đây có thể do một loại vũ khí sinh học khủng khiếp do Đức sử dụng trong thế chiến thứ I. Người bệnh bị sốt cao, mất sức rất nhanh, và có thể chết sau 1-4 tuần. Tuy nhiên, sau đó, bệnh đã nhanh chóng lan ra khắp châu Âu, kể cả Đức. Bấy giờ, người ta mới hiểu rằng, họ phải đối chọi với một tai họa chưa từng có.

Hơn 80 năm nay, các nhà y học đã lao tâm khổ tứ để tìm hiểu nguyên nhân của căn bệnh này. Có giả thuyết cho rằng, vi khuẩn cúm ở lợn đã bị đột biến gene, trở thành vi khuẩn cúm Influenza (Tây Ban Nha) có khả năng công phá mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến nay, người ta vẫn chưa có kết luận chính xác về loại virus này.

Nhóm khoa học John Oxford, Đại học Y khoa Queen May ở London, đã khai quật 10 quan tài bệnh nhân năm 1918 ở các nghĩa trang khác nhau của thành phố. Vì sợ lây nhiễm, người ta đã chôn cất những bệnh nhân này vào quan tài bọc chì.

Nhóm khoa học, mặc dù không hy vọng tìm được vi khuẩn còn sống, nhưng họ tin rằng, chúng vẫn để lại những dấu vết đặc thù trong khoang phổi người chết. Kết quả phân tích ADN của vi khuẩn cúm Influenza sẽ rất có ý nghĩa trong việc xác định những làn sóng gây bệnh mới.

(Theo dpa, BBC)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4701-26-633943022504190000/The-gioi-dieu-ky/Giai-ma-vi-khuan-tung-gi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận