Tài liệu: Hà Lan - Hà Lan giữa hai cuộc thế chiến (1929-1940)

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nạn thất nghiệp vẫn còn trầm trọng đã buộc chính quyền phải miễn cưỡng hạ giá đồng gun-đơ (tiền của Hà Lan) vào năm 1936,
Hà Lan - Hà Lan giữa hai cuộc thế chiến (1929-1940)

Nội dung

HÀ LAN GIỮA HAI CUỘC THẾ CHIẾN (1929-1940)

          Nạn thất nghiệp vẫn còn trầm trọng đã buộc chính quyền phải miễn cưỡng hạ giá đồng gun-đơ (tiền của Hà Lan) vào năm 1936, và cuối cùng đã bở chế độ kim bản vị. Một số người thất nghiệp được cung ứng việc làm với mức lương thấp ở Đức Quốc xã. Nếu người lao động từ chối những việc làm đó thì những quyền lợi của thất nghiệp của họ cũng bị rút. Trong những biện pháp khác đối phó với tình trạng suy sụp  kinh tế có qui định là phụ nữ khi lấy chồng sẽ bị sa thải khỏi các cơ quan nhà nước. Nguyên tắc là chỉ người trụ cột trong gia đình được đảm bảo việc làm đã đảm bảo số lượng việc làm cho những người chủ gia đình đang thất nghiệp.

          Hà Lan trong Thế chiến Thứ hai (1940-1945)

          Khi Thế chiến thứ II bùng nổ, chính quyền Hà Lan đã tuyên bố trung lập. Ngày 10 tháng 5 quân Đức đã tấn công mà không hề tuyên chiến. Ngày 14 tháng 5 Rotteldam, sau khi đã đầu hàng, vẫn bị không lực của Đức ném bom (trên 40% của thành phố này đã bị tàn phá). Các lực lượng của Hà Lan đã đầu hàng ngày 15 tháng 5. Gia đình hoàng tộc và những chính trị gia lãnh đạo đã chạy sang Luân Đôn, nơi đó họ hình thành một chính quyền lưa vong. Ngày 29 tháng 6 năm 1940 nhiều người dân Hà Lan đã đeo hoa cẩm chướng trắng để tỏ lòng thương cảm đối với gia đình hoàng tộc (hoa cẩm chướng trắng là giống hoa ưa thích của Bernhard, người chồng gốc Đức của nữ hoàng Wilhelmian, người đã công nhận quốc gia Hà Lan vào năm 1937). Chính quyền của quân đội Đức đã phá đổ các chân dung và những bức tượng của vợ chồng nữ hoàng, và những đồng tiền kim loại có hình nữ hoàng đã được thay thế bằng những đồng kẽm có huy hiệu của Quốc xã. Rất nhiều phụ nữ Hà Lan đã đục lỗ trên các đồng tiền có hình nữ hoàng để làm vòng đeo hay hay dây chuyền, cũng là một hình thức thương cảm đối với gia đình hoàng tộc. Vào tháng 2 năm 1941 và tháng 9 năm 1944 các công nhân Hà Lan đã đình công để phản đối Đức Quốc xã.

          Những người Hà Lan gốc Do Thái đã bị trục xuất. Nhiều người Hà Lan đã đánh những người Do Thái. Trại Westerbork được dùng làm điểm trung chuyển những người Do Thái bị bắt, sau đó họ được chuyển tới Bergen-Belsen và Auschwitz. Cộng đồng người Do Thái ở Hà Lan cũng chịu nhiều tổn thất trong cuộc tàn sát Do Thái thời Hitler, giống như ở các nước có quân Quốc xã chiếm đóng khác tại Tây Âu. 

          Trong cuộc chiến này có trên 500.000 người Hà Lan bị phát vãng sang Đức để đóng góp vào nền kinh tế nước này như là những công nhân cưỡng bức. Có 30.000 người trong số họ đã chết trước khi chiến tranh chấm dứt.

          Tháng 10 năm 1944 quân Đồng minh đã ném bom những con đê ở Walcheren, Zeeland, gây ra nạn lụt đáng kể, để chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ trên nước. Lực lượng Đồng minh trên bộ đã từ Bỉ tràn qua, giải phóng những vùng ở phía Nam sông Rhine. Sự nỗ lực của quân Đồng minh nhằm giữ nguyên cây cầu sông Rhine ở Arnhem đã thất bại. Hầu hết lãnh thổ của Hà Lan đã bị chiếm đóng cho đến khi chiến tranh kết thúc. Hitler đã ra lệnh dùng thuốc nổ để phá hủy các con đê tại đây. Tháng 4 năm 1945 vùng Wieringgermeerpoider đã thực sự bị ngập lụt.

          Với tình trạng khan hiếm thực phẩm do cuộc đình công của công nhân Hà Lan vào tháng 9 năm l944, vào tháng 10 năm 1944 chính quyền Đức đã cấm nhập khẩu thực phẩm vào các vùng đông dân cư như Holland và Zeeland. Thời kỳ kéo dài từ đó cho đến ngày giải phóng vào tháng 5 năm 1945 được gọi là Mùa Đông Đói kém. Rất nhiều người đã bị chết đói.

          Hà Lan sau Thế chiến Thứ hai (1945-1949)

          Năm 1947 Hà Lan, Bỉ và Luxemburg đã hình thành một Liên minh Hải quan, gọi là Benelux. Năm 1948 Hà Lan đã ký một hiệp ước về hợp tác quân sự với Bỉ. Nữ hoàng Wilhelmina thoái vị, và con gái là Juliana đã lên ngôi. Năm 1949 Hà Lan gia nhập khối NATO. Năm 1946 Đảng Lao động được thành lập do sự sát nhập giữa SDAP và một số đảng nhỏ hơn.

          Tháng 8 năm 1945 người Nhật đã giao quyền cai quản Công ty Đông Ấn Độ Hà Lan cho M. Hatta và A. Sukarno, người đã tuyên bố độc lập cho Cộng hòa Indonesia. Tuy nhiên chính quyền Hà Lan đã từ chối bỏ qua những gì mà họ cho là tài sản chính đáng của mình, đã gửi quân đến kiểm soát vùng Java và những khu vực ở các đảo bên ngoài. Có 120.000  người Hà Lan đã tham gia chiến dịch này, trong đó 4.751 người đã hy sinh. Đến ngày 27 tháng 12 năm 1949 Hà Lan đã phải công nhận sự độc lập của Indonesia (với một lãnh thổ không có phần đất New Guinea thuộc Hà Lan, vốn nằm dưới quyền cai trị của Hà Lan cho đến năm 1963).

          Hà Lan thời kỳ 1949-1969

          Năm 1953 Hà Lan đã phải chịu một trận lụt không tiền khoáng hậu trong lịch sử. Những cơn gió mạnh cùng với nước thủy triều dâng lên đã đưa nước vào lòng của các con sông Rhine, Waal, Merwede và Maas, làm cho nước dâng cao lên khỏi mặt đê. Thiệt hại của trận lụt này được ước tính lên tới 1.100.000.000 USD. Để tránh thảm họa này có thể xảy ra lần nữa, người ta đã thực hiện dự án Delta để ngăn nước tràn vào.

          Năm 1954 Đạo luật Vương quốc đã được thông qua, chuyển các thuộc địa ở Tây Ấn Độ thành các thành viên ngang hàng với vương quốc. Curacao (gồm 6 đảo: Curacao, Aruba, Bonaire, Sava, St. Maarten, St. Eustasius) được đặt tên lại là Hà Lan Antillles. Những vùng này không phải là một phần của Hà Lan (trong các sự kiện thể thao họ đã thi đấu dưới những lá cờ riêng của họ) nhưng có những mối liên kết chặt chẽ với đất nước này và nhận những khoản trợ cấp về tài chính từ mẫu quốc.

          Năm 1957 Hà Lan trở thành một trong những nước thành viên sáng lập EEC (Cộng đồng Kinh tế Âu châu). Nước này đã hưởng lợi rất nhiều từ cộng đồng này, và phát triển thành ''Khu vườn của châu Âu''. Hầu hết các loại rau trái bán ở thị trường Đức đều được trồng ở Hà Lan. Nền nông nghiệp trồng cây bằng nhà kính của Hà Lan có thuận lợi từ giá khí đốt rẻ, vì một mỏ khí đốt thiên nhiên lớn đã được phát hiện tại Slochteren ở tỉnh Groningen năm 1959. Nhưng mặt khác giá than lại bị tụt giảm và năm 1957 Hà Lan đã đóng cửa nền công nghiệp khai thác than ở tỉnh Limburg.

          Quốc hội Hà Lan đã ban hành các loại luật lệ để biến đất nước này thành một quốc gia rất tiến bộ về mặt phúc lợi xã hội. Trong số các đạo luật được ban hành có Luật Hưu trí Tuổi già năm 1957, Đạo luật Phúc lợi Trẻ em năm 1962, Đạo luật Bảo hiểm Y tế năm 1964, Đạo luật Phúc lợi ốm đau năm 1967, Đạo luật Phúc lợi Tàn tật do Lao động năm 1967.

          Vào nửa sau của thập kỷ 1950 Hà Lan, giống như các nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển, đã trải qua tình trạng thiếu lao động. Nguồn lao động này phải được đáp ứng bằng cách thuê mướn công nhân từ các nước khác như Ý,  Yugoslavia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ma Rốc.

          Hà Lan Thời kỳ 1969-1990

          Năm 1975 vùng Suriname được trả độc lập. Nhiều người Suriname, với tư cách là công dân của hai nước, đã chạy sang Hà Lan và đòi các quyền lợi về an sinh xã hội. Năm 1980 nữ hoàng Juliana về hưu, con gái là Beatrix lên ngôi. Dưới quyền cai quản hành chính của J.M. Den Uyl (1973-1977) các phúc lợi xã hội của nhân dân càng được mở rộng hơn nữa. Nền giáo dục mẫu giáo được cung ứng cho mọi trẻ em. Những thanh niên Hà Lan đủ 18 tuổi có thể đòi hỏi một căn hộ riêng cho họ. Nếu những thanh niên này không đủ khả năng để mua căn hộ thì cộng đồng có trách nhiệm phải trợ cấp để giúp họ thực hiện điều đó.

          Những đảng phái của Thiên chúa giáo và Tin lành đã hợp nhất lực lượng, thành lập đảng CDA năm 1975. Đảng CDA đã đánh bại đảng PvdA trong cuộc bầu cử năm 1977 và chi phối nền chính trị của Hà Lan cho đến thập kỷ 1990. Năm 1982 công nhân và công đoàn Hà Lan đã ký Hiệp ước Wassenaar, theo đó họ đồng ý về một khoản lương tăng vừa phải, trong khi đó chính quyền thì có chính sách cắt giảm những dịch vụ thừa thãi đã cung ứng cho công dân của mình qua các phúc lợi xã hội. Luật về lao động được soạn thảo lại để xúc tiến cho hình thức làm việc bán thời gian. Chính sách kinh tế mới này được gọi là Mô hình Polder.

          Từ cuối thập niên 1960 việc sử dụng ma túy đã lan tràn ở Hà Lan, và chính quyền ở đây cũng không trừng trị thẳng tay; thay vào đó họ hợp pháp hóa việc sử dụng các loại ma túy nhẹ có sự giám sát. Mục đích của chính sách này là hợp pháp hóa việc sử dụng ma túy để có thể tiếp cận với họ và gây ảnh hưởng cho họ. Amsterdam đã thu hút nhiều con nghiện đến từ các nước láng giếng như Đức, trong đó có nhiều người ở lại Hà Lan vì sợ cảnh sát Đức truy lùng. Chính sách về ma túy của Hà Lan đã bị các nước láng giềng trong khối EEC chỉ trích, vì phần lớn ma túy đưa vào châu Âu đều được nhập khẩu từ Hà Lan.

          Một phong trào khác bắt đầu từ cuối thập kỷ 1960, gọi là Kraker: nhiều thanh niên đã chiếm cứ những căn nhà bỏ hoang bị hư hỏng. Nêu lý do là chủ sở hữu những căn nhà này đã vi phạm pháp luật ở chỗ không sửa sang chúng, họ đã tự đứng ra sửa chữa để ở. Những người này đã gửi vào tài khoản ngân hàng một khoản tiền thuê nhỏ với mức độ do họ tự đặt ra, và tuyên bố rằng nếu như chủ nhà sẵn sàng ký với họ một hợp đồng thuê nhà thì họ sẽ chuyển khoản tiền đó để trả tiền nhà. Trong số những người Kraker này có một số phần tử cực đoan.

          Phong trào quan trọng nhất trong khoảng cuối thập kỷ 1960 là những người quan tâm bảo vệ môi trường. Tổng hành dinh Hòa bình Xanh được đặt tại Amsterdam. Năm 1977 những người lưu vong cực đoan của Molucca đã bất cóc học sinh của một trường để làm con tin. Họ cũng chiếm quyền kiểm soát một đoàn xe lửa chạy qua tỉnh Drente và giữ những hành khách này làm con tin. Những người này yêu cầu chính quyền Hà Lan dùng ảnh hường của họ để làm cho quần đảo Molucca của họ được độc lập. Sau đó những lực lượng đặc biệt đã được cử ra để giải phóng cho các con tin.

          Việc thâm canh trong nông nghiệp ở Hà Lan hà một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Nội các thứ hai của Lubbers đã bị đổ vì không có khả năng hòa hợp với những chính sách đối phó với vấn đề ô nhiễm.

          Năm l974 đội bóng đá của Hà Lan đã đứng thứ nhì trong đại hội thể thao World Cups tổ chức tại Đức. Đến năm 1978 đội này lại một lần nữa xếp thứ nhì trong World Cups tổ chức tại Argentina. Đội bóng của Hà Lan đã được mệnh danh là ''đội bóng giỏi nhất trong số những đội không bao giờ giành được cúp vàng''. Năm 1980 Hà Lan và Bỉ đã ký một hiệp ước về Liên minh về Ngôn ngữ Hà Lan và Ngôn ngữ Flander.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1961-02-633468883961250000/Lich-su/Ha-Lan-giua-hai-cuoc-the-chien-19...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận