Tài liệu: Hà Lan - Nền kinh tế tri thức và sự đổi mới ở Hà Lan

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Sự đổi mới thông qua việc tạo ra, truyền bá và sử dụng kiến thức đã trở thành một động lực chính của sự tăng trưởng kinh tế.
Hà Lan - Nền kinh tế tri thức và sự đổi mới ở Hà Lan

Nội dung

NỀN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỰ ĐỔI MỚI Ở HÀ LAN

            Sự đổi mới thông qua việc tạo ra, truyền bá và sử dụng kiến thức đã trở thành một động lực chính của sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên các yếu tố quyết định việc thực hiện đổi mới đã thay đổi trong nền kinh tế tri thức toàn cầu. Sự thay đổi này một phần là kết quả của những phát triển gần đây trong lĩnh vực thông tin và công nghệ truyền thông. Sự đổi mới có thể xuất phát từ những tương tác phức tạp ngày càng gia tăng ở các cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế giữa các cá nhân, các doanh nghiệp và những cơ sở tri thức khác.

            Để có thể hiểu được sự phát triển kinh tế, người ta phải  xét đến quá trình đổi mới. Quá trình sáng tạo và truyền bá những sản phẩm và qui trình mới có thể không quan trọng bằng khả năng học hỏi của những tác nhân thực hiện quá trình đó. Ngành thống kê của Hà Lan đã cố gắng mô tả những khía cạnh khác nhau của nền kinh tế tri thức của đất nước này, sử dụng nhiều chỉ số thống kê khác nhau. Với mục đích này người ta đã xuất bản hàng loạt những ấn phẩm về nền kinh tế tri thức kể từ năm l996. Những cuộc khảo sát về đổi mới đều chứa đựng những thông tin về một số mặt của nền kinh tế tri thức, chẳng hạn như việc cộng tác trong đổi mới, việc thực hiện các sản phẩm và qui trình đổi mới, và những nhân tố ngăn trở quá trình đổi mới.

            Chính quyền đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ trong quá trình đổi mới thông qua việc tài trợ và hướng dẫn các tổ chức nhà nước có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra kiến thức và truyền bá những kiến thức đó (các trường đại học, những học viên nghiên cứu của nhà nước), và thông qua việc cung ứng tài chính và sự khích lệ đối với tất cả những thành viên trong hệ thống đổi mới. Họ cần một nền tảng nhận thức sâu rộng cùng với những cơ sở về kinh nghiệm để đánh giá được là việc đóng góp của chính sách nhà nước đối với việc thực hiện đổi mới của đất nước có thể được cải thiện như thế nào.

            Qua một thập kỷ nghiên cứu và phân tích chính sách, Hệ thống Đổi mới Quốc gia (NIS) đã được phát triển để đưa ra một kế hoạch chung và những thông tin mang tính định lượng.

GIAI ĐOẠN ĐẦU VÀO CỦA QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI

Nguồn tư bản về con người ở Hà Lan

            Tiềm năng lao động về khoa học và công nghệ bao gồm những người được đào tạo từ giáo dục cấp cao: các trường cao đẳng chuyên nghiệp và các trường đại học. Tuy nhiên, trước khi những sinh viên này bước vào trường loại này họ phải hoàn tất chương trình trung học phổ thông cấp cao hoặc chương trình giáo dục chuẩn bị cho đại học.

            Trong năm 2001 có ít học sinh chọn các ngành về kỹ thuật hơn so với hai năm trước đó. Tỉ lệ những học sinh có ý định ghi danh vào các trường cao dẳng chuyên nghiệp cũng giảm từ 19% xuống 18%, và đối với những học sinh có dự kiến vào đại học, tỉ lệ này giảm từ 19% xuống 16%. Tỉ vệ sinh viên đại học chọn các ngành về khoa học cũng giảm từ 11% xuống còn 9%. Đây là những sự kiện đáng lo ngại đối với vấn đề nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ. Điều này còn kết hợp thêm với sự kiện số lượng học sinh tết nghiệp từ các trường chuẩn bị cho giáo dục đại học đã giảm xuống trong vòng 5 năm qua.

            Theo hình thức mới, các công ty có những khóa đào tạo về kiến thức và kỹ năng cho nhân viên của họ. Sau giai đoạn giáo dục đầu tiên, hầu hết sinh viên đi vào lao động. Sau đó, họ có thể theo học các khóa được mở ngay tại công ty để mở rộng kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Ngày nay rất nhiều chương trình đào tạo tại công ty đã đạt được những chuẩn mực của châu Âu. Tính từ năm 1993, tỉ lệ các công ty có chương trình học cho nhân viên cũng đã gia tăng từ 46% đến 82%. Chi phí cho các khóa học này cũng gia tăng đáng kể, từ l ,8% lên 2,8% trong tổng chi phí về lao động. Hà Lan đã xếp hàng thứ ba ở châu Âu về cả tỉ lệ các công ty có chương trình đào tạo lẫn mức độ chi phí cho việc đào tạo này.

Giai đoạn thứ hai trong quá trình đổi mới

            Có trên một phần ba các cơ sở ở Hà Lan có từ 10 công nhân trở lên đã tiến hành các hoạt động đổi mới trong thời gian từ 1998 đến 2000. Năng lực đổi mới của những cơ sở này tùy thuộc vào năng lực kết hợp các loại thông tin từ các nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài. Các cơ sở đã liên lạc với nhau để có được những kiến thức cần thiết cho việc đổi mới.

            Một khi một dự án đổi mới được thực hiện, những thông tin cụ thể sẽ dược cần đến. Thường thì những thông tin và kiến thức này có sẵn ngay trong công ty, nhưng đối khi người ta cần thêm cả những nguồn thông tin từ bên ngoài. Có nhiều nguồn thông tin không phải là được cung cấp miễn phí hay chỉ với giá rẻ. Trong những trường hợp đó những đổi mới về sản phẩm hay qui trình có thể được phát triển thông qua việc hợp tác với bên thứ ba. Trong thời gian từ 1998 đến 2000, có gần một phần tư số công ty có các hoạt động đổi mới đã phát triển các sản phẩm nâng cấp hay làm mới cùng với những công ty khác.

            Những công ty có lượng công nhân từ 10 người trở lên đã chi tiêu tổng số tiền là 9,7 tỉ Euro cho các hoạt động đổi mới. Trong cuộc khảo sát về đổi mới, các cơ sở đã được yêu cầu xác định mức độ tác động của hoạt động đổi mới trong việc hiện thực hóa các mục tiêu hướng về sản phẩm và hướng về qui trình. Kết quả và những tác động quan trọng nhất gồm có: chất lượng sản phẩm và dịch vụ được nâng cao, sự đa dạng hóa các loại sản phẩm và địch vụ, sự gia tăng về thị trường và thị phần và sự gia tăng về năng suất sản xuất.

Giai đoạn đầu ra của quá trình đổi mới

            Những sản phẩm mới, dịch vụ mới và qui trình sản xuất mới là những kết quả hữu hình của quá trình đổi mới. Trong  thời gian từ 1998 đến 2000 có 34% các cơ sở tư nhân có từ 10 công nhân trở lên tham gia vào công tác đổi mới. Trong số này, ngành công nghiệp sản xuất chiếm 54%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 30% và các lĩnh vực khác chiếm 24%.

            Trong năm 2000, doanh số của những sản phẩm có sự đổi mới hay nâng cấp về công nghệ chiếm một phần tư. Trong số này, ngành công nghiệp sản xuất và các ngành công nghiệp khác chiếm tỉ lệ cao hơn, với 21% và 28%; đối với lĩnh vực dịch vụ, tỉ lệ hơi thấp hơn, ở mức 21%.

            Về mặt tác dụng, các cơ sở có đổi mới về qui trình sản xuất đều được yêu cầu đánh giá mức độ ảnh hưởng của những đổi mới này đối với việc thực hiện mục tiêu đề ra. Có 84% các cơ sở có quá trình đổi mới đã có sự nâng cấp về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong các ngành công nghiệp sản xuất, tỉ lệ này cao hơn, ở mức 89%. Ngoài ra có ba phần tư các cơ sở tham gia đổi mới báo cáo có sự gia tăng về năng suất sản xuất. Về mặt này, các ngành công nghiệp sản xuất cũng chiếm tỉ lệ cao hơn, với 84%, so với 68% của các ngành dịch vụ.

            Tuy nhiên, các dự án đổi mới cũng có thể bị cản trở dưới hình thức là bị trì hoãn hay không thực hiện được. Có hơn một phần ba số cơ sở báo cáo về một hay nhiều nhân tố làm ngăn trở quá trình đổi mới. Trong số này, có 28% không thực hiện được quá trình đổi mới. Có 62% các cơ sở bị trì hoãn nghiêm trọng và 45% phải đương đầu với những vấn đề lớn.

            Hai nhân tố chính về mặt nội bộ đã làm ngăn trở quá trình đổi mới là sự thiếu một đội ngũ giỏi và việc gặp phải các rủi ro về kinh tế. Về mặt đối ngoại, nhân tố chính làm ngăn trở là việc thiếu các nguồn tài trợ thích đáng.

            Các cơ sở có thể bảo vệ những phát minh hay đổi mới của họ bằng nhiều cách. Những biện pháp chính thức là bằng sáng chế, việc đăng ký các mẫu mã thiết kế, nhãn hiệu hay bản quyền. Ngoài các quyền sở hữu trí tuệ này, việc đổi mới còn có thể được bảo vệ bằng sự bảo mật nghiêm ngặt, mức độ phức tạp trong thiết kế hoặc sự thuận lợi về thời gian phát minh ra trước so với các đối thủ cạnh tranh. Có 30% các cơ sở có từ 10 công nhân trở lên đã áp dụng ít nhất một trong các biện pháp bảo vệ này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1963-02-633468912222656250/Kinh-te/Nen-kinh-te--tri-thuc-va-su-doi-m...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận