Tài liệu: Hàn Quốc - Kim chi

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ở Hàn Quốc có lẽ không một ai không thưởng thức hoặc không một nhà hàng nào lại không có món mì ăn liền kim chi.
Hàn Quốc - Kim chi

Nội dung

Kim chi

Ở Hàn Quốc có lẽ không một ai không thưởng thức hoặc không một nhà hàng nào lại không có món mì ăn liền kim chi. Mì bát kim chi rất cay (như bún bò Huế Việt Nam) vốn có tiếng trên thế giới, nay càng nổi danh sau khi trở thành “Hội chứng kim chi”, “Cơn sốt kim chi” tại World Cup 2002.

Mỹ ăn liền kim chi có mặt trong bữa ăn sáng, ăn trưa, thậm chí cả bữa ăn tối. Biểu tượng mì ăn liền kim chi được đưa ra làm phông tại các hiệu ảnh cho du khách. Mì kim chi cũng trở thành trò chơi lý thú có thưởng cho trẻ em. Kỷ lục dùng đũa gắp sợi mỳ kim chi vào dĩa trong một phút cao nhất cho tới nay là 30 sợi đối với người Hàn Quốc, 25 sợi đối với du khách nước ngoài nhưng là người Nhật Bản.

Thực chất mỳ kim chi cũng là một loại mỳ sợi ăn kèm kim chi) tạo nên một phong vị đặc trưng Hàn Quốc. Nhìn chung kim chi là món ăn hỗn hợp. Có nhiều loại kim chi rau, kim chi mặn, kim chi thập cẩm. Kim chi là hỗn hợp của các món rau muối được nêm nhiều gia vị, trong đó rau chủ chốt là củ cải thái nhỏ, các loại hành tỏi, gừng trộn lẫn bột ớt cay. Đặc trưng của kim chi là màu đỏ và vị cay xé lưỡi.

Người Hàn Quốc còn sử dụng nhiều loại rau củ khác để chế biến kim chi. Đối với họ hầu như loại rau củ nào đều có thể chế biến thành kim chi. Nhưng ưa chuộng hơn cả là các loại củ quả. Có tất cả hơn 200 loại kim chi khác nhau. Khi du nhập sang Việt Nam, kim chi có thể được làm từ lá bắp cải hoặc cọng rau muống bỏ lá. Người Hàn Quốc ăn kim chi với hầu hết các món ăn.

Chế biến kim chi cũng hết sức đơn giản, nhưng để có được một mẻ kim chi ngon cũng phải nhiều công đôi chút. Công đoạn quan trọng nhất là ướp muối rau, củ. Đầu tiên, hoà nước muối với nồng độ 10% muối, để lắng, lấy phần nước trong phía bên trên. Ngâm toàn bộ rau, củ đã thái nhỏ vào nước muối cho đến khi rau mềm hẳn. Thông thường công đoạn này mất khoảng 10 giờ. Thường thì ngâm nước muối vào tối hôm trước đến sáng hôm sau thì vớt ra, dùng nước rửa sạch rồi cho vào hũ. Trên cùng hũ người ta thường cài nan tre để rau luôn được ngập nước, giống như kiểu muối dưa cà của Việt Nam. Nước đổ vào hũ được pha chế từ muối, đường và giấm theo khẩu vị vừa ăn. Các gia vị khác được trộn chỉ nửa đến một giờ trước khi ăn.

Kim chi ăn liền chế biến đơn giản hơn đôi chút, chỉ cần chuẩn bị sẵn các loại rau, đậu ưa thích (kể cả quả đậu và đậu phụ), đem rửa sạch và trộn giấm, đường, muối và ớt, để 30 phút sau có thể dùng được. Cũng có thể trộn kim chi cay ngọt, cay mặn thay vì chua cay... Ken chi muối kiểu này chỉ để được trong vòng 5 ngày trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Vượt quá thời hạn này kim chi sẽ bị chua khé và nhũn, mất vị chua dịu và giòn. Muốn để lâu hơn có thể làm các loại kim chi mặn từ các loại củ.

Một loại kim chi khác được dùng nhiều ở Hàn Quốc là kim chi mặn (người miền Nam hay dùng), làm từ ớt chẻ và nấm tươi, măng tre. Một loại kim chi mà người miền Bắc hay ăn đó là kim chi cá hoặc tôm.

Dù loại nào đi chăng nữa thì kim chi vẫn là món ăn đặc trưng Hàn Quốc. Đến xứ Hàn mà chưa ăn kim chi coi như chưa đến Hàn Quốc.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2937-02-633558759329062500/Am-thuc-Han-Quoc/Kim-chi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận