Tài liệu: Học tập

Tài liệu
Học tập

Nội dung

HỌC TẬP

 

v     Dù thế nào chúng ta cũng phải đặt cho mình nhiệm vụ. . . thứ nhất là: Học, thứ hai 1à: Học, thứ ba cũng là học và sau đó kiểm tra để kiến thức của chúng ta không chỉ là một từ ngữ vô dụng hoặc một câu nói hợp mốt để kiến thức thấm sâu vào máu thịt, thực sự và hoàn toàn biến thành yếu tố cấu thành của đời sống.

V.I.Lênin (Nga)

v     Muốn xây dựng thì phải có tri thức, phải nắm được khoa học. Mà muốn có tri thức thì phải học tập.

I.Xtalin (Grudia)

v     Học mà đạo hạnh chẳng cần.

Khác chi cỏ dại nẩy mầm đồi hoang.

Khổng Nghi (Trung Quốc)

v     Học quan sát là một thuật lâu nhất và khó nhất.

D. Gôngcua (Pháp)

v     Nếu một người đã cạn túi tiền vì học vấn, thì chẳng có kẻ nào có thể lấy được tiền ấy nơi họ nữa.

B.Phăngk1in (Mỹ)

v     Học vấn do bao năm tích lại mà ngày ngày trôi qua không cảm thấy.

B.Emécxơn (Mỹ)

v     Những thiếu niên nào có công học tập cũng sẽ sớm trở thành vĩ nhân cả.

Lincôn (Mỹ)

v     Trò sẽ không bao giờ vượt được thầy nếu coi thầy là mẫu mực, chứ không phải là người ta có thể đua tranh.

V.Bêlinxki (Nga)

v     Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa.

N. Crúpxcaia (Nga)

v     Hãy nắm lấy toàn bộ khối kiến thức mênh mông của loài người, đừng đóng khung trong một chuyên môn hẹp đó là điều đầu tiên tôi khuyên bạn. Hãy học tập kiên trì, học tập thường xuyên - đó là điều thứ hai tôi muốn khuyên bạn. . .

N.Dêlinxki (Nga)

v     Nếu kẻ nào bảo bạn có thể tiến bộ được mà không cần phải học, không cần phải làm việc và tiết kiệm, thì bạn hãy lánh xa kẻ đó.

Đomôxten (Hy Lạp)

v     Dạy tức là học hai lần.

G. Giube (Pháp)

v     Cần phải học tất cả mọi thứ. Con người càng hiểu biết nhiều thì càng mạnh mẽ, càng được vũ trang tốt. Đó là điều rõ ràng, không thể chối cãi được.

M. Goócki (Nga)

v     Chúng ta phải tiếp thu và học tập ở những người đi trước chúng ta và cả những người đồng thời với chúng ta. Ngay cả thiên tài cực kỳ vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của riêng mình.

W. Gớt (Đức)

v     Về thực chất, con người bắt đầu già khi mất năng lực học tập.

 A. Gráp (Ý)

v     Tôi vẫn còn tiếp tục học tập. Việc giáo dục của tôi vẫn còn chưa kết thúc. Khi nào thì nó kết thúc? Khi tôi không còn khả năng tiếp thu giáo dục nữa: Tức là khi tôi đã chết. Cả đời tôi, về thực chất, chỉ là một quá trình giáo dục lâu dài.

C. Henvêtiuýt (Pháp)

v     Học tập lý luận kết hợp với công tác cụ thể, thực tế là một việc cực kỳ khó khăn, nhưng lại rất cần thiết.

Kirốp (Nga)

v     Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng thương.

Lêôna (Ý)

v     Học tập làm trí tuệ sáng rạng ra.

A.Lômônôxốp (Nga)

v     Cần phải học thường xuyên. Nghĩa là việc học tập không phải chỉ là công việc ở nhà trường. Nhà trường chỉ cho ta chiếc chìa khóa để ta có học thức. Học ở ngoài trường là một công việc suốt đời. Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thêm.

A.Lunasácxki (Nga)

v     Thật vô cùng may mắn cho ai được học cách học.

Mênanđrơ (Hy Lạp)

v     Cần phải học nhiều để nhận thức được rằng mình biết còn ít.

M.Môngtenhơ (Pháp)

v     Đối với tôi, học tập là một vị thuốc thần hiệu chữa bệnh chán đời, vì không có sự buồn nản nào mà một giờ đọc sách không tiêu tan nổi.

S.Môngtexkiơ (Pháp)

v     Người hỏi về điều mình chưa biết là nhà bác học; người xấu hổ không dám hỏi là kẻ thù của chính mình.

A.Navôi (Udơbếch)

v     Cần suốt đời học, học nữa, học mãi, học ở cuộc sống, ở khoa học, cần suy nghĩ và phân tích; chớ yên tâm với cái đã đạt được, hãy mạnh dạn tiến lên và phải nhớ rằng, khoa học và cuộc sống lúc nào cũng đi lên và ta không tụt lại phía sau.

V. Ôbrusép (Nga)

v     Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đã biết tất cả mọi điều. Và dù người ta có đánh giá bạn cao đến đâu đi nữa, bạn vẫn phải luôn có dũng cảm tự nhủ: Ta là một kẻ dốt nát. Đừng để lòng kiêu ngạo xâm chiếm lấy bạn.

v     Vì nó bạn có thể bướng bỉnh ở chỗ cần phải tán thành, vì nó, bạn sẽ từ chối lời khuyên có ích và sự giúp đỡ thân ái, vì nó bạn sẽ mất mức độ khách quan.

v     I.Páplốp (Nga)

v     Không kho báu nào quý bằng học thức.

Hãy tích lũy lấy nó, lúc bạn còn đủ sức.

 Rudaki (Taghistăng)

v     …Cần phải lựa chọn một cách nghiêm ngặt xem nên học gì và không nên học gì.

L. Tônxtôi (Nga)

v     Ngay cả trí tuệ thông minh nhất vẫn còn có điều phải học.

G.Xantaianna (Mỹ)

v     Phải luôn luôn học tập, chừng nào còn một điều gì đó chưa biết.

L.Xênêca (La Mã)

v     Sự dốt nát là buổi đêm của trí tuệ một buổi đêm không trăng không sao.

M.Xixêrô (La Mã)

v     Học những điều mà trước kia mình chưa học, dù vào lúc nào đi nữa, chẳng có gì xấu.

Xôcrát (Hy Lạp)

v     Chừng nào còn sống thì anh hãy học đi. Đừng chờ tuổi già mang lại sự thông thái.

A.Xô lông (Hy Lạp)

v     Trong việc giáo dục, phải dành vị trí rộng lớn nhất cho quá trình tự bồi dưỡng... Chỉ có qua con đường tự học, loài người mới có thể phát triển mạnh mẽ lên được.

H.Xpenxơ (Anh)

v     Ngày nào mà bạn không bổ sung cho vốn hiểu biết của bạn dù chỉ một mẩu kiến thức nhỏ nhưng mới mẻ đối với bạn. . . thì bạn hãy coi đó là một ngày mất đi vô ích, không thể lấy lại được nữa.

C.Xtanilápxki (Nga)

v     Tài tất phải có học, học tất phải điềm tịnh. Không học không lấy gì phát triển được tài, không điềm tịnh không lấy gì thành tựu được học.

Khổng Minh (Trung Quốc)

v     Người hiếu học, dẫu chết cũng còn, người không học tuy còn chẳng qua là thây đi, thịt chạy mà thôi.

Nghiêm Mạt (Trung Quốc)

v     Người chẳng thấu đáo việc xưa nay, chẳng khác chi trâu ngựa mặc áo vậy.

Hàn Văn Công (Trung Quốc)

v     Cái nợ khác có khi trả hết được, nợ học là nợ chung thân vậy.

Phạm Quỳnh (Việt Nam)

v     Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học.

Hây út (Mỹ)

v     Ôn lại những điều đã học để biết thêm điều mới, kẻ ấy có thể làm thầy thiên hạ.

Khổng Tử (Trung Quốc)

v     Dựng nước, gìn dân lấy việc dạy học làm đầu.

Sách Kinh Lễ (Trung Quốc)

v     Cái học của người quân tử là cầu lấy được cái tâm của mình.

Vương Dương Minh (Trung Quốc)

v     Cái đích lao tới của sự học không có gì khác hơn là tìm lại cái tâm đã mất.

Mạnh Tử (Trung Quốc)

v     Ba người cùng đi tất có kẻ thầy ta, chọn người hay mà bắt chước, người dở mà sửa mình.

Khổng Tử (Trung Quốc)

v     Học là cái tính quý nhất của đời người.

W. Gớt (Đức)

v     Sự học xua đuổi sự chán ngán, khuây khỏa được nỗi buồn rầu, tiêu tan được điều đau đớn. Nó làm cho vui vẻ và đông đúc cái cảnh cô tịch.

Lêguy (Pháp)

v     Sự học vấn không có quê hương mà người học vấn phải có Tổ quốc, vì học hành được chút thanh danh trung thiên hạ, phải nên quy công cho đất nước mới đúng.

Paxtơ (Pháp)

v     Một học giả là một thằng lười giết thời gian bằng cách học.

G.B.Sô (Anh - Ailen)

v     Không học một cái gì cả, thì khỏi quên một cái gì cả.

CD. Panat (Pháp)

v     Tất cả đều muốn được học, nhưng không ai muốn trả giá của sự học.

Đuyvennan (Pháp)

v     Không thầy đố mày làm nên

Ngạn ngữ Việt Nam

v     Rễ của sự học tập thì đắng, quả của sự học tập thì ngọt.

 Ngạn ngữ Nga

v     Học trường đời là điều bắt buộc, không một ai tránh khỏi.

G. Vutberi (Mỹ)

v     Ngọc không Giũa không thành đồ đẹp

            Người không học không biết lẽ phải.

Sách Lễ Ký (Trung Quốc)

v     Sự học trước hết phải biết phân biệt việc nghĩa với việc hại.

Trương Thức (Trung Quốc)

v     Học rộng điều gì không bằng hiểu rành điều ấy

           Hiểu rành điều ấy không bằng thực hành điều ấy.

Chân Hy (Trung Quốc)

v     Học mà không suy nghĩ thì vô ích; Suy nghĩ mà không có học thì hiểm nghèo.

Khổng Tử (Trung Quốc)

v     Học, học nữa, học mãi.

V.I.Lênin (Nga)

v     Học chỉ quý nhất là giỏi, không cứ ở  nhiều.

Cổ Ngữ (Trung Quốc)

v     Người thợ chính dạy học trò phải dùng cái quy, cái cũ làm nguyên tắc.

          Kẻ đi học nghề mộc phải làm đúng quy tắc.

Mạnh Tử (Trung Quốc)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/353-26-633354691651328750/Danh-ngon-Dong-Tay/Hoc-tap.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận