1897 – 99
Hierakonpolis: Thành phố của thần diều hâu
Trước 1897 Vợ của Nakhtmin
1897 Mộ của Neithhotep
Khám phá / khai quật 1897-99 bởi James E. Quibell và F.W. Green
Địa điểm Kom el-Ahmar (Hierakonpolis)
Thời kỳ Tiến triều đại – Vương quốc cổ Naqada II - Triều đại thứ 6 và sau này, khoảng sau 3000 TCN
“Các thành quả rõ rệt của nhữn nghiên cứu mới đây là chúng xuất hiện để lấp đầy một khoảng trung gian rộng lớn giữa thời kỳ thổ dân và lịch sử; và dẫn kiến thức của chúng ta trở về nơi chốn xa xôi mù mịt của thời cổ đại không có một ghi chép nào.”
BÁO TIMES
Các khai quật thực hiện ở Hierakonpolis (“thành phố của Thần Diều hâu”) nhờ ngân sách từ tổ chức Tài trợ Nghiên cứu Ai Cập của Petrie do James Edward Quibell và Frederick William Green thực hiện suốt hai đợt giữa năm 1897 và 1899, cho ngành khảo cổ học tiền triều đại là những khai quật quan trọng nhất. Mặc dù những phát hiện có sức hấp dẫn đặc biệt, nhưng công việc hiếm khi được mọi người thừa nhận.
Địa điểm Hierakonpolis ngày nay được biết đến với cái tên ả Rập là Kom el-Ahmar, “Gò Đất Đỏ”. Vào thời kỳ tiền cổ điển đó là thành phố của Nekheny nhà của vị Thần Diều hâu đầu tiên Nekheny (phân biệt nhờ chiếc mũ cao và có hai hàng lông); và, như các văn bản cổ xưa cho thấy - cũng như những khám phá của Quibell và Green chứng minh - Nekhen là trung tâm chính của triều đại trị vì suốt những năm hình thành.
Địa điểm chung, và nghĩa địa riêng, đã được cuốc xới trước khi công trình bắt đầu, không chỉ bởi sebakhin có mặt ở mọi nơi nào mà còn cả những nhà buôn cổ vật của Luxor. Sau một thời gian hoạt động không hy vọng gì để nghiên cứu những phần còn lại của mộ phần, Quibell và Green chuyển sự chú tâm vào Kom el-Ahmar. Ở đây trong sự canh tác loại cây thấp, ở dưới mô đất phủ những mảnh gốm đỏ đem lại cái tên mới cho địa điểm, chứa đựng những tàn tích của thành phố và ở góc phía Nam, ngôi đền của chính Nekhen, phần nào bị bốc đi vào khoảng năm 1860 để lấy vật liệu xây một xưởng ở gần Esna.
Hàng rào vây quanh đã tàn phá nhưng vẫn còn nhận ra của Triều đại thứ II vua Khasekhem(wy) ở Hierakonpolis, thành phố của Thần Diều Hâu”? Một trong những công trình kiến trúc xưa nhất bằng gạch - bùn của Ai Cập, chúng còn tồn tại nhiều chỗ với chiều cao đồ sộ, nguyên thủy.
Đầu diều hâu bằng vàng và các điêu khắc khác
Trong khu vực đền thờ, những khai quật cho thấy dấu vết của một mô cát hình tròn có tường chấn - dễ nhận ra đây là giai đoạn sớm nhất của cấu trúc đền thờ, đã cung cấp chữ viết tượng hình dùng để viết tên của thành phố. Điều ngạc nhiên là những phát hiện ở đây dầy đặc và dể tìm thấy. Dọn quang một hố gạch xếp nhỏ ở phía bắc đền thờ, ở phòng thứ ba trong một dãy năm phòng của nhà thờ nhỏ ở một bên, có lẽ thuộc đền thờ Vương quốc cổ, “hiện ra cánh quang một con diều hâu bằng lá đồng mông, có cái đầu và lông bằng vàng, cắm trên một trụ cột bằng gốm và đặt ở trước là một tượng nhỏ hơn của một vị vua.
“Quibell”... thoải mái nồng hậu, không bốc đồng quá đáng, quan tâm đến công việc của mình nhưng không vượt quá quyền hạn vì thế... Quibell, tuy nhiên còn quá trẻ nên không kiềm chế sự thích thú của một học sinh trong việc gây sự với một người già (Petrie) dẫn đến sự giận dữ trầm trọng.”
MARGARET MURAY
Sinh ở Newport, Shropshire ngày 11-11-1867. Tốt nghiệp Trường Dòng (Christ Church), Oxford; phụ tá Petrie và Tổ chức Tài trợ nghiên cứu Ai Cập ở Koptos (1893), Naqada và Ballas (1844), Ramesseum (1896), Hierakonpolis(1897). Chánh thanh tra của cổ vật vùng đồng bằng và Trung Ai Cập, 1899-1904, thuộc nhóm đối lập của Howard Carter; Chánh thanh tra ờ Luxor, 1904-05; bổ nhiệm chánh thanh tra ở Saqqara, 1905 (khai quật của ông gồm cả việc tái dọn quang ngôi mộ của Hesyre). Phụ trách Bảo tàng Cairo, 1914-23; Tổng thư ký, 1923-25, khi về hưu. Phụ tá Cecil Firth trong cuộc khai quật ở Saqqara, 1925-31 ; Giám đốc ở Kim tự tháp Step, 1 931-35. Mất ở Hertford ngày 05- 06-1935.
(Trái) Đầu con diều hâu ở Hierakonpoliss, dập bằng vàng lá và có lẽ có từ Triều đại thứ 6 (mặc dù Vương miện và hai cọng lông được nói là có ngày tháng sau này). Hình ảnh toàn vẹn có thể nhìn thấy trên bia đá Horemkhauef Triều đại thứ 13, ở Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, New York. (Phải) Hai tượng đồng của Pepy I của triều đại thứ 6, cho thấy một thiếu niên (phải, sau khi lau chìu sạch sẽ) và một thanh niên (dưới, chi tiết). Đồ đội đầu của tượng thanh niên, giống như lỗi gỗ của hai tượng, đã rã hoàn toàn khi tìm thấy.
Hình tượng tín ngưỡng cổ xưa còn toàn vẹn này chỉ nhìn được một chốc: đồng gần như rã ra ngay một khi đưa ra không khí. Nhưng cái gì còn lại - đầu diều hâu với hai cọng lông tinh vi (Cairo JE 32158), chiếc mỏ dễ sợ và đôi mắt opxidian (đá vỏ chai) là một trong những tác phẩm tinh xảo nhất làm bằng vàng thời cổ đại.
Trong phòng thứ năm, sâu chừng một thước ở dưới móng tường, là một khám phá làm hoảng hốt và hoàn toàn không mong đợi.
“Hái chân của một tượng cùng kích thước, nằm cạnh nhau. Dưới và ở bên kia hông là các mặt và cánh tay trái, dựng đứng ở một bên trên ngực một mảnh đồng đã nát với một dòng chữ đắp nổi Pegy I.”
J E. QUIBELL VÀ F. W. GREEN
(Phải) Tượng vua Khasekhem của Triều đại thứ 2 ở Cairo một mành đầu đã bi vỡ trước khi được giấu suốt thời vương quốc mới và không ai tìm thấy lại - dù là một mảnh nhỏ, mảnh bị mất ở bệ mới được thấy ở Bảo tàng Petrie, Lon don. (Trái) Một con sư tử đúc bằng gốm đỏ thời triều đại sớm tìm thấy chôn trong tượng đồng của Pepy I.
Chùi sạch cái thân rỗng phần phía sau còn lại của tượng, người ta tìm thấy một tượng thứ hai nhỏ hơn. Phương pháp tạo tác cửa cả hai đều khác thường, và tương tự như thân của con diều hâu: những lá đồng bọc quanh một lõi gỗ (lâu ngày đã mục nát) và người xưa đã đóng đinh để gắn đông lá vào gỗ. Cá hai tượng (Cairo JE 33034-33035) có mắt khảm, váy và mũ đội đầu nguyên thủy đúc bằng vữa mạ vàng (?). Nghiên cứu mới đây cho thấy rằng hai tượng này tháo gở thành từng miếng rời vào lúc chúng được chôn, xưa kia chúng đặt trên một bệ duy nhất và biểu thị cùng một vị vua đó - Pepy I. Hình dạng của chúng, ngay cả trước khi chùi sạch bức tượng nhổ hơn, đều bị đập nát.
Và đấy không phải là tất cả . Cùng chôn với hai tượng đồng này có hai món nữa: một tuyệt tác sư tử gốm với nước áo đỏ bóng (Oxford, Ashmolean 1896-1908 E 189), và một tượng vua ngồi (Cairo JE 32161). Khắc bằng đá xanh và ghi tên của Horus Khasekhem (“kẻ quyền uy nhất xuất hiện”), vị vua trị vì cuối cùng của Triều đại thứ 2, mẫu tượng hoàng gia hiếm có và sớm nhất này hầu như bị vỡ khi chôn và thiếu một phần lớn ở đầu. Bệ của nó mang một kỷ lục về “tiêu diệt”: 47,209 tên cướp ở vùng Hạ Ai Cập - một sự hủy diệt xúi giục vị vua chấp nhận các tên thống nhất là Horus Seth Khasekhemwy (“hai kẻ quyền uy nhất xuất hiện”) nhắc đến hai vị thần phía Bắc và Nam. Các tên này cũng tồn tại ở Hierakonpolis, trên một tảng đá granit, với tính từ bổ sung “Hai ngài đang hòa bình”.
“Mỏ chính”
Nơi cất giữ vật liệu thứ ba - được gọi là “mỏ chính” - được tìm thấy dưới những bức tường của một cấu trúc ở phía Đông khu vực đền và ở phía Nam những phòng chứa diều hâu và các bức tượng khác. Phần lớn ở nơi ký gửi khổng lồ này chết dần chết mòn và khó khôi phục; những tài sản được cứu gồm có một đống đồ bằng ngà, những tượng khỉ đầu chó bằng sành sứ, dê rừng, cá, diều hâu, một con tê giác và các con vật khác cùng một loạt những đồ vật khác bên cạnh - bao gồm một mảnh tượng thứ hai của Khasekhem (Oxford, Asmolean E517), bằng đá vôi (ghi chú cụ thể cũng số kẻ thù bị diệt), và hai đầu trượng tưởng niệm quan trọng (Oxford, Asmolean E3631-3632). Với ngoại lệ có thể có của một (bị lạc) đồ trang sức hình bọ hung Triều đại thứ 18, tất cả những phát hiện từ “mỏ chính” có thể có niên đại từ thời Triều đại sớm hay trước đó, và có lẽ những đồ vật hành lễ bị loại bỏ ký gửi ở đất thiêng - một nơi giấu có giá trị không tả xiết đối với các nhà khảo cổ học ngày nay.
Vua Narmar, đội mũ trắng của Ai cập vùng cao, đang đánh kẻ thù phương Bắc; một trong các mặt của tấm Narmar nổi tiếng.
TRƯỚC 1897 - VỢ CỦA NAKHTMIN
Dù bị hư hỏng, bức tượng này của một phụ nữ vô danh (Cairo CG 779b), đội bộ tóc giả nặng, tết rất kỹ và tay trái nắm chặt một chuỗi hạt. Tác phẩm này được xem là một trong những còng trình gợi cảm nhất được một nhà điêu khắc Ai Cập sản xuất. Bà ta la vợ của sĩ quan Nakhtmin (được mọi người nghĩ rằng là con trai của người kế nhiệm Tutankhamun, cha Ay của vị thần giả cả). Khắc trong đá vôi vĩnh cửu và nguyên thủy vốn tạo thành một phần của một đya (đầu của Nakhtmin cũng được gìn giữ: CG 779a), nó đến không nghi ngờ gì từ một cặp ngôi mộ đã mất - phần lớn ở Sheikh Abd el-Qurna, Thebes . Những mảnh vỡ được Bảo tàng Giza thủ đắc vào năm 1897.
Tấm Narmer
Kì diệu nhất trong tất cả những khám phá này có được, xét theo một quan điểm lịch sử quan trọng nhất trong những phát hiện ở Hierakonpoliss là một tấm bảng nghi thức bằng đá xám rất lớn, ngang 64 cm, cao 25, địa điểm phát hiện cụ thể ngày nay không chính xác - ở gần hay ở trong “mỏ chính”. Đồ vật kỳ lạ này là một dị bản lớn của những tấm bảng ngày nay dùng trong Cuộc sống và tìm thấy hàng trăm ở Naqada (tr.119) và nơi khác, dùng để nghiền khoáng malachít dùng để tô trát làm đẹp đôi mắt hay mặt; tuy nhiên, không giống những tấm bảng trước đây, mẫu này được trang trí ở cả hai mặt chạm nổi theo kiểu thức Ai Cập phát triển cao nhất. Các cảnh tượng rõ ràng là để tưởng niệm những chiến công của một vị vua rất sớm, có danh hiệu bằng chữ tượng hình tên “Narmer”. Vị vua này được vẽ ở mặt trên tấm bảng là người đội vương miện đỏ của vùng Hạ Ai Cập và ở mặt dưới lại đội vương miện trắng của vùng cao Ai Cập. Hiển nhiên Narmer đã xác lập quyền lực ở cả hai miền Nam Bắc - Sự kiện dẫn các nhà Ai Cập học vào quá khứ để tìm hiểu một sự đồng nhất hóa với Menes trong truyền thuyết, người đầu tiên thống nhất xứ sở vào khoảng năm 3000 trước Công Nguyên.
Những phát hiện ở Hierakonpolis vẫn còn được nghiên cứu với việc tiếp tục tìm kiếm ở thực địa và việc dọn sạch các đồ bằng ngà voi lại được tiến hành và một trăm năm sau lần khám phá đầu tiên, thông tin mới và quan trọng vẫn còn được phát hiện. Bản chất cụ thể trong những khám phá của Quibell và Green được đem ra bàn cãi nhiều, nhưng có chút nghi ngờ rằng các nhà khai quật đã đúng khi cho rằng những phát hiện như là việc hiến dâng cổ vật và trang bị cho đền thờ, cố ý chôn suốt trong thời Vương quốc mới hay đôi khi trước thời Vương quốc mới. Dù những trường hợp cụ thể về sự phế truất cổ xưa có thể xảy ra, tầm quan trọng của việc phát hiện chúng đúng là những tài liệu nghệ thuật và lịch sử từ những buổi đầu của nước Ai Cập, điều đó có thể là xác thực và hầu như không có gì phóng đại.
1897 - NGÔI MỘ CỦA NEITHHOTEP
Tiếp tục công việc Petrie bỏ dở vào năm 1897 ở Naqada, cùng lúc với học giả Emile Amélian theo đuổi chiến dịch khai quật thất bại tại các ngôi mộ Triều đại sớm ở Abydos, Jacques de Morgan bắt đầu lên đường thăm dò những tàn tích của một lăng có rất sớm (phải). Khám phá này lần đầu tiên đã chinh phục giới học giả về sự tinh tường của kiến trúc của Ai Cập cổ xưa.
Công việc của de Mor- gan tại ngôi mộ này phát hiện nhiều đồ vật có ghi chú niên đại từ thời thống nhất Nam -Bắc Ai Cập, khoảng 3000 trước Công Nguyên, gồm nhiều việc liên quan đến vị vua Hor- Aha - có lẽ giống với nhân vật Menes của truyền thuyết - và một nữ hoàng, Neithhotep, có lẽ là vợ ông ta. Công việc nghiên cứu sau này của John Garstang ở lăng mộ do Morgan khai quật năm 1904 chỉ ra rằng ngôi mộ này có lẽ của một người đàn bà hơn là vị vua; Hor - Aha, như cuộc khai quật của Amélineau cho thấy được chôn ở Abydos. Nhiều lý thuyết mới đây gán ngôi mộ của Morgan cho một danh nhân địa phương.
Petrie thỏa mãn với sự kiện là đường trang trí dạng sóng trên các hũ gốm trong mộ tương ứng với sự biểu hiện muộn nhất của loại chậu (bình) theo trật tự cấu trúc niên đại trong lý thuyết của ông, xác định mức độ đáng tin cậy của sơ đồ.
Thần bức tượng nhỏ một người đàn bà với hai bàn tay siết chặt, bằng đá xanh da trời được Quibell tìm thấy vào năm 1898 trong một đền thờ, các đầu tượng bị thiếu, may mắn thay được Harold Jones tìm được vào năm 1906 khi đào ở cùng địa điểm đó dưới sự chỉ đạo của John Garstang.
“MỎ CHÍNH” |
tượng, tượng nhỏ | đá bazan, đá vôi, sành sứ, ngà |
tượng khỉ đầu chó | đá vôi, sành sứ |
tượng chó (?) | đá vôi |
tượng diều hâu | đá vôi |
tượng ếch | canxit, đá xtêarit |
tê giác | sành sứ |
sư tử | đá vôi |
tượng bò cạp | đá pha lê, hematit, sành sứ, gốm |
khung giường mẫu (?) | đá vôi, breccia |
tấm bảng | diệp thạch |
đầu tượng | đá pha lê, đá pocfia, xêcpntin, canxit, đá vôi, sành sứ |
dao | đồng, đá xám cứng |
búa đá | đá xám cứng |
chậu và giá | Thạch lam (?), đá pocfia, đá granít, đá gơ nai, xecpentin, canxit, xtearit, đá vôi, sành sứ, gốm. |
thìa (muỗng) | ngà vôi |
những dấu hiệu – hetep | lá vàng |
đồ trang sức hình bọ hung | sành sứ (?) |
hạt chuỗi xương động vật | sành sứ |
lá kim loại | đồng |
không xác định | thạch anh, đá canxit, ngà voi |