Nguyên liệu thô
Nước Mỹ giàu tài nguyên thiên nhiên và là một trong những nước sản xuất khoáng sản hàng đầu thế giới như nhôm, đồng và chì. Mỹ cũng có trữ lượng lớn than đá, khí tự nhiên, dầu mỏ và urani. Phần lớn kim loại, bao gồm cả đồng, được khai thác ở các bang phía Tây. Vào năm 2001, Mỹ sản xuất 16% khí sulfua (lưu huỳnh) của thế giới, phần lớn được khai thác từ khu vực ven biển của bang Louisiana và Texas.
Mặc dù Mỹ sản xuất ra một lượng khoáng sản lớn nhưng nước này cũng nhập khẩu một số loại như kẽm và bạc bởi vì sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu. Kim loại và khoáng sản được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất. Khí sulfua được sử dụng trong ngành sản xuất axit sulfuric và kẽm được sử dụng cho ngành sản xuất pin.
Rừng bao phủ gần 1/3 nước Mỹ và trong đó, hai phần ba được sử dụng làm nguồn khai thác gỗ. Gỗ xốp như gỗ thông chủ yếu ở các bang ven biển phía Tây, gỗ cứng như sồi tập trung nhiều ở các bang phía Nam như Georgia và Bắc Carolina. Mặc dù gỗ xẻ và quan trọng đối với ngành xây dựng (hầu hết các ngôi nhà của Mỹ đều có khung bằng gỗ), nhưng phần lớn gỗ được sử dụng làm bột giấy cho ngành sản xuất giấy.
Những khu rừng ở Tây Bắc Thái Bình Dương
Hai bang Washington và Oregon nằm ở phía Tây nổi tiếng về các khu rừng thường xanh, bao gồm phần lớn loại cây lá kim như linh sam Douglas. Hơn 80% rừng đã bị đốn lấy gỗ. Khu vực còn lại, chỉ 20% là được bảo hộ. Vì đây là những khu rừng già và là môi trường sống của các động vật quí hiếm nên chúng cần được tiếp tục bảo vệ. Tuy nhiên, đã có sự bất đồng ý kiến giữa hai phe: một bên là những người ủng hộ bảo vệ môi trường thiên nhiên và phe kia là các nhà công nghiệp khai thác gỗ. Chính phủ Mỹ đã cấm đốn gỗ tại những khu rừng già nhằm bảo vệ loại cú đốm phía Bắc. Lệnh ban hành của chính phủ đã có ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế trong vùng. Tại một hạt thuộc bang Oregon, sau khi loài cú này được xếp vào sách đỏ vào năm 1990 thì thu nhập hàng năm của ngành khai thác gỗ giảm từ 12,7 xuống 2,1 triệu đô la Mỹ.
Tổng thể, người ta đã ước tính rằng, 100.000 công nhân bị mất việc ở khu vực Tây Bắc do kết quả từ việc bảo vệ loài cú và môi trường sống của chúng. Những người khai thác gỗ đã dán những tấm biển trên xe ô tô của mình với dòng chữ “Nếu cú kêu, tôi sẽ bắn chúng!”.
Mỏ Đồng ở Bingham
Kể từ năm 1998, sản xuất đồng ở Mỹ đã giảm do nhu cầu thế giới giảm, và một số mỏ ở Mỹ đã phải đóng cửa hoạt động. Mỏ đồng ở Bingham Canyon, Utah, là những mỏ khai thác thủ công lớn nhất thế giới.
Trữ lượng lớn của nó vẫn có giá trị để khai thác. Mỏ đã được hiện đại hóa vào đầu những năm 1990 để phù hợp với luật môi trường và một lò nấu chảy kim loại mới đã được xây dựng. Phần lớn (99,9%) khí sulfua được sản xuất theo quy trình nấu chảy đã được chuyển sang nồi nấu chảy mới. Nếu khí sulfua thoát ra ngoài, nó có thể tạo thành sulfua dioxit, thành phần chính trong mưa axit. Nhiệt thải trong quá trình nấu chảy được tái sử dụng để tạo ra điện năng. Công tác khôi phục đã được tiến hành trên các khu đổ chất thải mỏ cũ và công ty khai thác mỏ này đã giành được giải thưởng môi trường vì đã chú trọng đến thiên nhiên. Mỏ thu hút lực lượng lao động trên 2000 người và trả lương hàng năm là 50 triệu đô la. Thuế tài sản thu được từ mỏ đã hỗ trợ nhiều cho nền kinh tế địa phương.