KARL MARX, SUỐT ĐỜI LÀM VIỆC VÌ LOÀI NGƯỜI
Ngày 14 tháng 3 năm 1883, một vĩ nhân đã vĩnh viễn giã từ thế giới trên chiếc ghế bành trước bàn đọc sách. Trên bàn còn để một số bản thảo viết tay của bộ Tư bản. Vị vĩ nhân làm việc miệt mài đến giây phút cuối cùng cho loài người đó chính là Karl Marx được vinh dự gọi là “Prometheus của nhân gian”.
Karl Marx (1818 - 1883) ra đời ở thành phố trier trên bờ sông Mozel, một nhánh của sông Rhein thuộc Phổ, từ nhỏ đã chăm chỉ học hành, biết độc lập suy nghĩ. Ngay từ thời trung học, Marx đã xác định cho mình lí tưởng cao cả là mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Khi tốt nghiệp Ông viết: Một người chỉ có lập chí lao động cho loài người mới có thể thành vĩ nhân chân chính. Thế kỷ XIX, giai cấp công nhân châu Âu bắt đầu cuộc đấu tranh công giai cấp tư sản. Marx lao vào cuộc đấu tranh cách mạng rực lửa đó và đã lao động rất gian khổ để sáng lập nên lí luận cách mạng khoa học. Ông cố gắng tiếp thu mọi thành quả tư tưởng ưu tú, ông tinh thông các khoa học xã hội như: triết học, chính trị, kinh tế học, lịch sử học, đối với khoa học tự nhiên cũng nghiên cứu rộng và sâu về toán học, vật lý học, hoá học, hơn 50 tuổi ông bắt đầu học tiếng Nga. Ông là một người có tri thức uyên bác.
Để tập trung tinh lực tiến hành nghiên cứu lí luận Marx đã bỏ nghề nghiệp có thu nhập cố định, chỉ dựa vào tiền nhuận bút ít ỏi để duy trì cuộc sống cả gia đình, nghèo khó nợ nần luôn luôn quấy rầy ông. Mùa đông, áo khoác cầm mất rối, Marx đành phải quấn chăn ngồi trên giường mà viết. Ông có cả thảy 7 người con, do cuộc sống gian khổ nghèo khó, 3 người trong đó chết từ lúc còn rất nhỏ, tiền mai táng củng không có. Dù vậy, hề gặp nhà cách mạng lưu vong nào, Marx vẫn sẵn sàng mở hầu bao giúp đỡ. Khi nhớ lại bước đường nghiên cứu khoa học của mình ông nói: ''chỗ cửa vào khoa học cũng sống như chỗ cửa vào địa ngục, phải nêu ra một đòi hỏi như sau: ở đây cần phải diệt tận gốc mọi sự do dự; ở đây bất cứ sự khiếp sợ nào đều vô tích sự''. Với tinh thần xả thân lao xuống địa ngục, cuối cùng Marx đã sáng tạo ra một đại vũ khí tư tưởng sắc bén để giải phóng giai cấp vô sản và loài người, đó là chủ nghĩa Marx.
Marx và Engels kết hợp lí luận cách mạng với phong trào công nhân, sáng lập nên Liên minh nhưng người cộng sản hình thức phôi thai của chính đảng vô sản. Cuối 1847 đầu 1848, Marx và Engels cùng khởi thảo cương lĩnh của ''đồng minh'', đó chính là Tuyên ngôn đảng cộng sản văn kiện có tính cương lĩnh của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Marx còn tham gia cách mạng châu Âu. Năm 1848, sáng lập tổ chức quốc tế đầu tiên của giai cấp vô sản - Quốc tế thứ nhất, nhiệt tình chi viện, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa Công xã Paris. Hoạt động cách mạng của Marx làm cho bọn phản động ở các nước châu Âu rất hoang mang sợ hãi. Ông nhiều lần bị trục xuất ra khỏi nước, sống lưu vong chìm nổi bất an, cuối cùng định cư ở London nước Anh. Marx tự hào lạc quan nói: ''Tôi là công dân của thế giới'', đi đến đâu là làm việc, chiến đấu ở đó. Cuộc sống nghèo khó, chiến đấu căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của ông, năm 1883 ông tạ thế tại London. Tên tuổi của ông mãi mãi ghi trong sử sách, học thuyết của ông mãi mãi tỏa sáng.