TÔN TRUNG SƠN, NGƯỜI ĐI ĐẦU CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ
Tôn Trung Sơn (1866 - 1925) là người đi tiên phong trong cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc, là nhà cách mạng dân chủ vĩ đại. Ông tên là Văn, chữ là Dật Tiên, người Hương Sơn, Quảng Đông (nay là Trung Sơn, Quảng Đông). Do sau này khi ông hoạt động cách mạng ở Nhật Bản lấy tên là Trung Sơn Tiều (chàng tiều phu ở Trung Sơn) nên còn gọi là Tôn Trung Sơn. Khi còn niên thiếu, ông đã có chí hướng cứu nước cứu dân, tự xếp mình sau Hồng Tú Toàn. Từ nhỏ ông đã theo học các trường tây học ở Đàn Hương Sơn, Quảng Châu, Hương Cảng v.v...Năm 1892 ông tốt nghiệp ở Học viện tây y Hương Cảng, sau đó làm nghề y ở Áo Môn, Quảng Châu.
Năm 1894 cuộc chiến tranh Giáp Ngọ giữa Trung Quốc và Nhật Bản bùng nổ, đứng giữa nguy cơ dân tộc. Tôn Trung Sơn dâng thư lên Lý Hồng Chương nêu lên chủ trương “nhân tận kỳ tài, địa tận kỳ lợi, tận kỳ dụng, hóa sướng kỳ lưu” (đối với người thì sử dụng hết tài năng của họ, đối với đất thì tận dụng hết cái lợi của nó, đối với vật thì tận dụng hết công dụng của nó, đối với hành hóa thì cho nó được lưu thông tự do), song bị Lý Hồng Chương cự tuyệt. Từ đó ông bước lên con đường cách mạng tư sản.
Mùa đông năm đó, Tôn Trung Sơn lập Hưng Trung Hội, một đoàn thể cách mạng ở Đàn Hương Sơn, xây dựng cơ quan ở Hương Cảng, Quảng Châu, chuẩn bị khởi nghĩa. Sau khi thất bại, ông lưu vong ở Nhật Bản, bôn ba ở Âu Mỹ, Nam Dương khảo sát xã hội tư bản, tuyên truyền chủ trương cách mạng, phát triển tạ chức cách mạng trong Hoa kiều ở hải ngoại, lần lượt xây dựng các phân hội của Hưng Trung Hội ở Yokphama, Nhật Bản, ở Hà Nội Việt Nam, ở San Francisco, Mỹ.
Năm 1905, Tôn Trung Sơn liên kết các đoàn thể cách mạng như Hoa Hưng Hội, Quang Phục Hội v.v... thành lập Trung Quốc Đồng Minh Hội ở Tokyô Nhật Bản, ông được cử làm Tổng lí. Ông vạch ra cương lĩnh cách mạng cho Đồng Minh Hội ''Đuỗi quân xâm lược, khôn phục Trung Hoa, xây dựng Dân Quốc, quyền lợi về ruộng đất như nhau'', nêu lên chủ nghĩa Tam dân: dân tộc, dân quyền, dân sinh, ra tờ Dân báo tuyên truyền cho cách mạng. Sau đó, ông lần lượt lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang song đều thất bại, tuy vậy các cuộc khởi nghĩa đó đã giáng những đòn nặng nề vào chính phủ Mãn Thanh, chuẩn bị điều kiện cho cuộc cách mạng Tân Hợi.
Năm 1911 (năm Tân Hợi) nổ ra cuộc khởi nghĩa Vũ Xương, các tỉnh đều đứng lên hưởng ứng, nền thống trị của vương triều Mãn Thanh sụp đổ. Cuối tháng 12 Tôn Trung Sơn từ hải ngoại trở về, trong hội nghị trù bị cho việc thành lập chính phủ lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc, ông được cử làm Đại tổng thống lâm thời. Tết năm 1912, Tôn Trung Sơn tuyên thệ nhậm chức ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 13 tháng 2, do người của đảng cách mạng thoả hiệp với Viên Thế Khải, ông bị ép phải từ chức, đề cử Viên Thế Khải kế nhiệm chức Đại tổng thống. Đề phòng Viên Thế Khải chuyên quyền trước khi từ chức ông đích thân chủ trì soạn thảo Trung Hoa Dân Quốc lâm thời ước pháp có tính chất hiến pháp của nước cộng hoà tư sản. Tháng 8, Đồng Minh Hội cải tổ thành Quốc Dân Đảng, ông làm Tổng thư ký. Sau đó, ông nhận lệnh của Viên Thế Khải làm Đốc biện đường sắt trong cả nước.
Năm 1913, Tôn Trung Sơn lãnh đạo cuộc cách mạng lần thứ hai đánh Viên Thế Khải. Năm sau, ông lại tiếp tục lãnh đạo ''cuộc vận động hộ quốc'', phất cao ngọn cờ đánh Viên Thế Khải. Cùng năm đó, ông tổ chức Trung Hoa cách mạng Đảng ở Nhật Bản được bầu làm Tổng lí. Năm 1917, ông lại lãnh đạo ''Cuộc vận động hộ quốc”, tổ chức chính phủ quân sự ở Quảng Châu, ông được cử làm Đại Nguyên Soái. Năm 1919, ông cải tổ Trung Hoa cách mạng Đảng thành Quốc Quốc Dân Đảng, với cương lĩnh chính trị là: ''Củng cố nền cộng hòa thực hành chủ nghĩa Tam dân''. Năm 1921, Tôn Trung Sơn nhận chức Đại Tổng thống đặc biệt của Trung Hoa Dân Quốc, tích cực chuẩn bị cho cuộc Bắc phạt. Năm sau, Trần Quýnh Minh phản bội cách mạng, nã pháo vào phủ Tổng thống, Tôn Trung Sơn cải trang tránh về Thượng Hải. Để bảo vệ dân chủ, chống lại độc tài, Tôn Trung Sơn, đã đấu thanh không mệt mỏi, nhưng nhiều lần bị tổn thất và thất bại.
Đúng vào lúc Tông Trung Sơn lâm vào tình trạng tuyệt vọng thì Quốc tế cộng sản và đảng cộng sản Trung Quốc đưa tay ra giúp đỡ. Tháng l năm 1924, Tôn Trung Sơn chủ trì đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Quốc Dân Đảng họp ở Quảng Châu, công bố sửa đổi tuyên ngôn, xác định ba chính sách lớn: ''Liên nga, liên Cộng, giúp đỡ công nông'', phát triển chủ nghĩa Tam dân cũ thành chủ nghĩa Tam dân mới, xây dựng mặt trận thống nhất gồm hai đảng Quốc - Cộng và nhân dân các giới. Đồng thời thành lập trường quân sự. Hoàng phố, huấn luyện các cốt cán quân sự, củng cố hậu phương, chuẩn bị Bắc phạt. Tháng 1l, nhận lời mời của Phùng Ngọc Tường ông lên đường đi Bắc Kinh để bàn việc nước. Ông nêu ra hai yêu cầu lớn là: ''Triệu tập hội nghị quốc dân và phế bỏ hiệp ước bất bình đẳng'', đấu tranh kiên quyết với đế quốc và quân phiệt Bắc Dương. Trên đường đi, ông không may bị ốm nặng, ngày 12 tháng 3 năm 1925 tạ thế tại Bắc kinh. Trước khi lâm chung, ông kêu gọi ''phải thức tỉnh dân chúng, liên kết với các dân tộc trên thế giới đối xử bình đẳng với dân tộc ta để cùng nhau phấn đấu''. Linh cữu của Tôn Trung Sơn về sau được đưa về đặt ở lăng Trung Sơn chân núi Tử Kim, Nam Kinh.