KHI LẶN XUỐNG VÙNG BIỂN SÂU CƠ THỂ NGƯỜI TA
CÓ THỂ BỊ ÉP DẸT LẠI KHÔNG?
Những vật thể chìm xuống nước đều phải chịu áp lực của nước áp lực này tỷ lệ thuận với độ sâu của nước, độ sâu tăng 10m thì áp lực nước tăng 98 atmosphe. Cũng có thể nói, trên diện tích mỗi một cm2, áp lực tăng 9,8 newton. Theo tính toán sơ lược, diện tích bề mặt có thể của một người trưởng thành khoảng 150000cm2. Nếu thợ lặn lặn xuống nước có độ sâu 30 mét, áp lực mà cơ thể anh ta phải chịu có thể đạt đến 441000 newton. Dưới áp lực lớn như thế cơ thể của thợ lặn có thể bị ép dẹt không?
Không thể bị như vậy. Vì trong tổ chức cơ thể của người trưởng thành thì hơn 60% là nước, nước thì không thể nén được, đồng thời trong quá trình thợ lặn, lặn xuống nước một cách chậm chạp, thông qua biện pháp hít thở không khí từ bình nén khí để không ngừng điều tiết sức nén của khí trong cơ thể, khiến cho nó và áp lực của nước dưới nước sâu mà anh ta phải chịu, triệt tiêu lẫn nhau.
Áp lực của nước tuy không làm suy sụp được thợ lặn, nhưng độ sâu của con người có thể chịu được là có hạn. Một mặt, cùng với sự tăng lên của độ sâu, sức nén của nước ngày càng lớn, một khi áp lực nước vượt quá sức nén của không khí nén mà thợ lặn đem theo, thì thợ lặn khó có thể điều tiết thăng bằng sức nén trong ngoài cơ thể và duy trì sự hô hấp. Mặt khác làm việc trong môi trường vuông áp suất không khí cao, không khí mà thợ lặn hít thở là không khí cao áp, khí nitơ trong đó có thể hòa tan với máu, mỡ, lượng hòa tan sẽ tăng lên theo sự tăng lên của áp lực khí, và sự kéo dài thời gian lặn. Nếu thợ lặn nhanh chóng ngoi lên mặt nước, áp lực của nước sẽ giảm đi, nitơ trong máu tăng lên nhanh chóng, tạo thành bọt khí, làm tắc mạch máu hoặc chèn ép tổ chức trong cơ thể, gây nên bệnh hạ huyết áp.
Hiện tượng nitơ trong cơ thể tăng nhanh giống như hiện tượng ta mở nắp chai nước có ga. Vì vậy thợ lặn làm việc trong biển cả phải phương án chính xác, đồng thời phải căn cứ vào các nhân tố như nhiệt độ của nước, thể lực của mình để điều chỉnh thời gian giảm áp, rồi dần dần tăng lên theo tốc độ nhất định khiến cho bọt khí trong cơ thể có thể bài tiết ra ngoài một cách thuận lợi, như vậy sẽ không thể bị mắc bệnh giảm huyết áp.
Hiện nay, việc lựa chọn khí hỗn hợp cho thợ lặn và phương pháp đặt cao áp độ lặn với thể khí đã khiến cho phép thợ lặn có thể hoạt động trong biển cả với độ sâu trong khoảng 300 mét.