Tài liệu: Tại sao các nhà thiên văn học phải quan sát nhật thực và nguyệt thực?

Tài liệu
Tại sao các nhà thiên văn học phải quan sát nhật thực và nguyệt thực?

Nội dung

TẠI SAO CÁC NHÀ THIÊN VĂN HỌC PHẢI QUAN SÁT

NHẬT THỰC VÀ NGUYỆT THỰC?

 

Mặt trời là nguồn sáng trên trái đất, tất cả mọi sự biến đổi xảy ra trên trái đất đều có quan hệ hết sức mật thiết với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ví dụ, khi bầu khí quyển mặt trời xảy ra các vụ nổ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi khí hậu, thông tin vô tuyến điện sóng ngắn trên trái đất. Vì vậy làm rõ bản chất của mặt trời, tính cách của mặt trời là một điều hết sức thú vị.

Muốn hiểu biết nó, thì phải quan sát nó. Song việc quan sát mặt trời không phải là không có những trở ngại. Thông thường ánh sáng mặt trời mạnh mà chúng ta nhìn thấy phần lớn đều được phát ra từ tầng thấp nhất của bầu khí quyển mặt trời, tầng này được gọi là tầng quang cầu ánh sáng tầng bên ngoài của bầu khí quyển mặt trời rất yếu. Khi quan sát mặt trời trên bề mặt trái đất, do bầu khí quyển trái đất tán xạ ánh sáng mặt trời nên đã làm cho bầu trời trở nên sáng hơn, nó che khuất hoàn toàn ánh sáng tầng ngoài của bầu khí quyển mặt trời khiến chúng ta không nhìn thấy bất kỳ hiện tượng nào ở đó. Dùng máy đo thông thường chỉ có thể nhìn rõ tầng quang cầu.

Khi xảy ra nhật thực toàn phần, mặt trăng che mất quang cầu của mặt trời, bầu trời tối sầm lại, ánh sáng bầu khí quyển tầng ngoài mặt trời mới hiện rạ, vì thế chúng ta có thể nhìn thấy rõ hiện tượng mà bình thường chúng ta không nhìn thấy hoặc không nhìn thấy rõ.

Tầng sắc cầu, tai lửa mặt trời, quầng sáng quanh mặt trời (khi xảy ra nhật thực toàn phần) đều là những bộ phận cấu thành nên bầu khí quyển tầng ngoài cùng của mặt trời. Sự thay đổi thời tiết và sóng ngắn vô tuyến điện nói trên bị ảnh hưởng đều có quan hệ mật thiết với những hoạt động của chúng. Tuy bình thường dưới điều kiện nhất định cũng quan sát thấy tầng sắc cầu tai lửa mặt trời, quầng sắc quanh mặt trời, nhưng khi xảy ra nhật thực toàn phần thì có thể nhln thấy rất rõ những hiện tượng này. Lúc này, kết quả có được từ việc nghiên cứu là rất có giá trị. Cho nên mỗi lần xảy ra nhật thực toàn phần, các nhà khoa học từ những nơi rất xa đều mang đến rất nhiều máy đo hiện đại để có thể tiến hành quan sát ở những nơi xảy ra nhật thực toàn phần.

Tại sao phải quan sát nguyệt thực? Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, thông qua độ sáng và màu sắc của mặt trăng, các nhà thiên văn học có thể phán đoán ra những thành phần ở tầng trên bầu khí quyển trái đất. Quan sát sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt mặt trăng khi xảy ra nguyệt thực có thể giúp ích cho việc nghiên cứu cấu tạo bề mặt mặt trăng. Ngoài ra còn có thể nghiên cứu tỉ mỉ về quy luật vận động của trái đất và mặt trăng từ quá trình xảy ra nguyệt thực. Nếu so sánh thì việc quan sát nhật thực có ý nghĩa khoa học hơn so với việc quan sát nguyệt thực.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359195410937500/Vu-tru/Tai-sao-cac-nha-thien-van-hoc-phai-q...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận