TẠI SAO TRỌNG LƯỢNG CỦA VẬT THỂ LẠI CÓ THỂ THAY ĐỔI?
Nếu như có người nói với bạn rằng: Trọng lượng của vật thể là không cố định, nó có thể thay đổi khi được đặt ở những địa điểm khác nhau, bạn có tin vào điều đó không?
Sự thực đúng là như vậy, khi đặt vật thể ở nhưng địa điểm khác nhau, trọng lượng của chúng quả là có sự thay đổi.
Đã từng xảy ra một sự việc như sau: Một thương nhân đã mua 5000 tấn cá trắm đen của ngư dân Hà Lan tại đất nước của họ. Sau đó chuyển lên thuyền và chở cá từ Hà Lan về thủ đô Môgađixio của nước Xômali, là khu vực gần xích đạo. Khi về đến nơi, dùng cân lò xo để cân thì khối lượng cá lại ít đi 30 tấn. Kỳ lạ? Vậy lượng cá này đi đâu mất. Không thể nói là mất trộm được, bởi vì tàu chưa hề cập bến nào trong suốt quá trình vận chuyển. Sự hao tổn trong quá trình bốc dỡ cũng không thể lớn như vậy. Mọi người bàn luận xôn xao, chẳng ai có thể giả mã nổi bí mật này.
Sau đó, mọi việc cũng được sáng tỏ. Lượng cá giảm đi ở trên không phải bị mất trộm, cũng không phải là sự hao tổn do bốc dỡ gây nên, mà là chuyện cười được tạo nên bởi sự tự chuyển động của Trái Đất và lực hút của Trái Đất.
Thực ra, trọng lượng của một vật thể chính là độ lớn trọng lực mà vật thể phải chịu, nó được tạo nên nhờ lực hút của Trái Đất đối với vật thể. Nhưng do Trái Đất luôn luôn vận động, vì thế nó sinh ra lực li tâm tự chuyển động. Vì vậy độ lớn trọng lực mà vật thể phải chịu chính là hợp lực của lực li tâm, quán tính tự chuyển động và lực hút của tâm Trái Đất, nó phải phân lượng mà lực hút của tâm Trái Đất trừ đi lực li tâm quán tính theo hướng vuông góc.
Do Trái Đất là một khối bầu dục có hai cực hơi dẹt nên càng gần xích đạo, thì khoảng cách giữa mặt đất và tâm Trái Đất càng xa, lực hút của tâm Trái Đất cũng càng nhỏ đi. Mặt khác, càng gần xích đạo, lực li tâm tự chuyển được tạo nên do vật thể chuyển động theo Trái Đất càng lớn. Vì vậy càng gần xích đạo, trọng lực thực tế mà vật thể phải chịu càng nhỏ. 5000 tấn cá trắm đen được vận chuyển từ Hà Lan đến Xômali, thì trọng lực mà nó phải chịu tất nhiên sẽ phải giảm đi dần dần và chuyện thiếu hụt 30 tấn là đương nhiên. Điều đáng nói ở đây là: Tấn là đơn vị đo lường chất lượng, nhưng trong cuộc sống thường ngày và trong buôn bán, ''Tấn'' luôn được dùng là đơn vị trọng lượng.
Nếu như những vận động viên leo núi thu thập được một vật xét nghiệm nham thạch từ ''đỉnh Chomolungma'' rồi chuyển nó đến Bắc Kinh, khi đến Bắc Kinh nó có thể nặng hơn một chút. Nếu như các nhà du hành vũ trụ mang nó đến vùng trời mà lực hút của Trái Đất không đến được, nó sẽ không trọng lượng. Nhưng dù cho trọng lượng của vật thể có thay đổi thế nào đi nữa thì chất lượng của chúng không bao giờ thay đổi.