TẠI SAO KHÔNG THỂ QUAN SÁT TRỰC TIẾP
NHẬT THỰC BẰNG MẮT THƯỜNG?
Nhật thực là một hiện tượng tự nhiên rất hiếm thấy, đặc biệt nhật thực toàn phần còn là một kỳ quan tráng lệ của giới tự nhiên. Trong thời gian ngắn ngủi xảy ra nhật thực, các nhà khoa học đã sử dụng các loại kính viễn vọng thiên văn và các loại kính viễn vọng xạ điện để quan sát nhật thực, chụp ảnh, và ghi chép về nó, phân tích các đường cung thay đổi cường độ quang phổ và xạ điện của nó.
Mỗi khi xảy ra nhật thực, rất nhiều người đều cảm thấy rất hiếu kỳ trước hiện tượng thiên văn này, họ đều hy vọng có thể quan sát tỉ mỉ xem nó bắt đầu như thế nào, nó thay đổi phát triển như thế nào cho đến khi nó kết thúc. Khi quan sát nhật thực cần phải chú ý không được nhìn trực tiếp vào mặt trời bằng mắt thường. Vài chục năm trước, ở Đức có vài chục người bị mù do nhìn nhật thực trực tiếp bằng mắt thường.
Tại sao quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường lại gây hại cho mắt, thậm chí còn làm cho hai mắt bị mù?
Mọi người đều hiểu biết rằng, nhìn trực tiếp vào mặt trời bằng mắt thường tuy chỉ nhìn trong thời gian rất ngắn nhưng mắt lại bị kích thích rất lớn, mắt ba hoa rất lâu và khó mà khôi phục lại được. Bởi vì bên trong mắt có một lớp thủy tinh thể, nó có tác dụng như chiếc kính tụ quang, nhìn vào mặt trời, nhiệt năng trong ánh sáng mặt trời có thể bị mắt tích tụ trên lớp võng mạc dưới mắt và sẽ cảm thấy tức mắt. Nếu thời gian nhìn dài một chút thì võng mạc mắt sẽ bị tổn thương và mất đi thị lực.
Khi xảy ra nhật thực, phần lớn thời gian đều là nhật thực một phần, mặt trăng chỉ che khuất một phần mặt trời, phần còn lại vẫn phát ra ánh sáng và nhiệt như bình thường, cho nên thời gian nhìn trực tiếp bằng mắt thường càng lâu càng gây tổn thương cho mắt.
Vậy thì có cách đơn giản nào để quan sát nhật thực không?
Thông thường có thể đùng một miếng thủy tinh có quét lớp mực mỏng rồi đặt trước mắt, hoặc hơ đen miếng thủy tinh trên khói. Độ dày của lớp mực quét lên phải đều nhau, mắt thường có thể nhìn qua đó và nhìn thấy mặt trời có màu đồng thau. Như vậy sẽ vừa không hại mắt lại có thể nhìn thấy rõ. Bởi vì quét mực lên miếng thủy tinh có thể hấp thu lượng lớn nhiệt năng có trong ánh sáng mặt trời, khiến cho ánh sáng mặt trời tích tụ trên võng mạc không gây tổn thương đến võng mạc. Cũng có thể dùng một bồn nước có giỏ một vài giọt mực để nhìn mặt trời phản lại trong nước. Nhưng do khả năng phản xạ lại tia sáng của nước khá lớn nên không thể nhìn được lâu, một lúc phải dừng lại, nếu quan sát trong thời gian dài vẫn có thể gây tổn hại cho mắt.
Vậy có phải bất cứ lúc nào cũng đều không thể nhìn nhật thực trực tiếp bằng mắt thường? Trong những điều kiện đặc biệt thì có thể được. Trong giai đoạn nhật thực hoàn toàn thì toàn bộ mặt trời bị mặt trăng che khuất, chỉ còn lại quầng sáng quanh mặt trời có màu tối nhạt ở xung quanh bên ngoài, lúc này có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường. Những số lần xảy ra nhật thực toàn phần rất ít, mọi người khó có thể nhìn thấy được, hơn nữa giai đoạn nhật thực hoàn toàn thực sự dài nhất cũng chỉ tới 7 phút 40 giây, còn cả quá trình xảy ra và phát triển nhật thực là khoảng 2 - 3 giờ, toàn bộ thời gian đó đều là nhật thực một phần nên vẫn phải sử dụng một số biện pháp kể trên để quan sát. Một loại khác là nhật thực xảy ra lúc mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn, hiện tượng này gọi là ''Đới thực nhi xuất'' hoặc ''Đới thực nhi mạt'', do ánh sáng mặt trời lúc này bị tầng khí quyển dày đặc trên trái đất làm ''suy yếu'' đi nên có thể trực tiếp quan sát bằng mắt thường.