Tài liệu: Tại sao phải co chân mới có thể nhảy lên được?

Tài liệu
Tại sao phải co chân mới có thể nhảy lên được?

Nội dung

TẠI SAO PHẢI CO CHÂN MỚI CÓ THỂ NHẢY LÊN ĐƯỢC?

 

Text Box:  Trong tình trạng bình thường, sự chuyển động của vật thể đều tuân theo quy luật khách quan nhất định. Đây chính là định luật Newton. Định luật 3 Newton cho chúng ta biết khi vật thể A tác dụng lên vật thể B 1 lực thì vật thể B tất nhiên sẽ đồng thời sẽ tác động trở lại vật thể A một phản lực. Độ lớn của lực tác dụng và phản lực là bằng nhau, chiều thì trái ngược nhau, và nằm trên cùng một đường thẳng, ví dụ khi vỗ tay, tay phải tác dụng vào tay trái một lực, tay trái đồng thời cũng tác dụng vào tay phải một lực; lên bàn có đặt một quyển sách, quyển sách tác dụng một lực lên mặt bàn, đồng thời mặt bàn cũng sinh ra một lực chống đỡ với quyển sách, chúng đều là lực tác dụng và lực phản tác dụng.

Chúng ta muốn nhảy lên từ mặt đất, tất nhiên phải khiến mặt đất có một lực tác dụng vào chúng ta. Phải làm sao mới có thể khiến mặt đất gây lực tác dụng vào ta? Chúng ta phải tác dụng một lực vào mặt đất trước. Chúng ta cong chân lại, sau đó nhảy lên chính là ta đang điều chỉnh cơ bắp chân khiến cho cơ bắp co duỗi, gây la lực tác dụng lên mặt đất, như vậy, mặt đất sẽ đồng thời sinh ra một phản lực hướng lên trên vào chúng ta. Nhờ phản lực vậy, chúng ta mới có thể nhảy lên được. Lực tác dụng của cơ bắp chân với mặt đất càng lớn thì phải lực của mặt đất tác dụng vào chúng ta cũng sẽ càng lớn, vì thế nhảy sẽ càng cao. Nếu ta không cong chân lại, cơ bắp chân sẽ không thể nào sinh la lực tác dụng với mặt đất, và mặt đất cũng không thể sinh ra phản lực vào chúng ta, vì thế sẽ không thể nhảy lên được. Bạn đã bao giờ thấy cảnh tượng thế này chưa: khi một con thuyền rời bến, người trên thuyền dùng gậy chống vào bờ, lực dùng càng lớn, con thuyền càng xa bờ. Đây cũng chính là quy luật lợi dụng lực tác dụng và phản lực.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633361746054788750/Vat-ly/Tai-sao-phai-co-chan-moi-co-the-nha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận