TẠI SAO TRÊN NÚI CAO LẠI KHÔNG NẤU CHÍN CƠM ĐƯỢC?
Nhân viên địa chất làm việc trên núi cao và những vận động viên leo núi luôn gặp phải sự việc rắc rối này. Nước trong nồi cơm đã sôi rất lâu, hơi nước đã bốc lên, nhưng cơm trong nồi vẫn sống. Tại sao lại như vậy?
Thực ra, nước và những chất lỏng khác đều giống nhau. Điểm sôi của nó có liên quan đến sức nén, sức nén lớn, điểm sôi cao, sức nén nhỏ, điểm sôi thấp, khi độ cao ở gần mặt biển sức nén khí quyển khoảng 101 - 3 Atmosphe, lúc này điểm sôi của nước là 100oC. Nhưng lên núi cao, cùng với sự tăng lên của độ cao, sức nén khí quyển giảm dần, điểm sôi của nước cũng bắt đầu giảm. Cũng có thể nói, trên núi cao chưa đèn 100oC nước đã bắt đầu sôi.
Căn cứ vào sự đo lường, độ cao tăng lên 1000 mét, điểm sôi của nước sẽ giảm đi 3oc.
Trên núi có độ cao so với mặt biển 5.000m, tuy lửa cháy rất mạnh, nước trong nồi sôi sùng sục, nhưng nhiệt độ của nước không quá 85oC, trên đỉnh thế giới, đỉnh của Chomolungma (cao khoảng 8848 m) điểm sôi của nước khoảng 73,5oC. Ở nhiệt độ này thì đương nhiên cơm không thể chín được.
Vậy thì trên núi cao chỉ có thể ăn cơm sống thôi sao? Đương nhiên là không phải như vậy, người ta đã thiết kế ra một loại nồi áp suất phù hợp cho việc nấu cơm khi sống trên núi cao, dùng nồi áp suất đun nước, nấu cơm, hơi nước không thể thoát ra khỏi nồi được, lượng hơi nước ngày càng nhiều, nó sẽ làm tăng sức nén trong nồi. Khi sức nén đạt đến 101.3 Atmosphe, điểm sôi của nước cũng đạt đến 100oC, gạo có thể nấu chín thành cơm.
Hiện nay, trong nhiều gia đình đã sử dụng nồi áp suất, sức nén của loại nồi này khoảng 233 atmosphe (khoảng 2.2 khí áp chuẩn), nhiệt độ cao nhất trong nồi có thể đạt đến 123oC. Dùng loại nồi này nấu cơm, canh, vừa tiết kiệm được nhiên liệu, vừa tiết kiệm được thời gian, mang lại cho cuộc sống nhiều điều thuận lợi.