KHUẤY TRỘN, CÂY GẬY THẦN CỦA CÁC NHÀ HÓA HỌC
Khi pha sữa bột, nấu canh trứng, người ta phải dùng đũa khuấy trộn, nhờ thế mà sữa không bị vón cục, canh trứng sẽ nhuyễn hơn. Thời gian khuấy trộn càng dài thì hiệu quả càng cao. Tại sao việc khuấy lộn lại có hiệu qua lớn như vậy? Hãy bắt đầu từ việc đánh trứng khi đánh trứng làm cho phân tử protein kích thước tương đối lớn thành các peptit, các peptit này khi đun trong nước nóng sẽ biến thành dạng keo trứng, loại keo trứng này so với loại khuấy trộn ít sẽ nhuyễn hơn. Trong các thí nghiệm hóa học hoặc công nghệ hóa học hiện đại người ta hay dùng thao tác khuất trộn để tiết kiệm thời gian và tăng lượng sản phẩm. Có thể lúc đầu người ta chưa biết điều đó. Trong lịch sử phát triển sản xuất thủy tình quang học có một câu chuyện hết sức lý thú. Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, chất lượng cuả thủy tinh quang học được sản xuất trên thế giới lúc bấy giờ rất kém, trừ các sản phẩm được sản xuất ở Pháp. Vào năm 1916 phía Nga đề nghị với Pháp là trả 1 triệu Franc để mua bí mật chế tạo thủy tinh quang học, nhưng các chủ tư bản Pháp đã từ chối. Thực ra bí mật này bao gồm trong hai chữ khuấy trộn. Sự khuấy trộn ở đây hoàn toàn giống việc khuấy trộn trong pha sữa bột hay nấu canh trứng. Vì khi nấu chảy thủy tinh, nếu liên tục khuấy trộn sẽ làm hỗn hợp nguyên liệu dễ được trộn đều cũng như làm cho các chất khí thoát ra dễ dàng, nhờ vậy mà sẽ không tạo ra các bóng khí trong thủy tinh quang học.
Để làm công việc khuấy trộn này thời bấy giờ người ta hay dùng các vật giống như một cái que, loại vật dụng giản đơn như vậy mà tạo được hiệu quả to lớn khiến người ta gọi nó là ''cái gậy thần'' trong tay các nhà hóa học.
Ngày nay các nhà hóa học đã dùng cách khuấy trộn bằng cơ giới hoặc điện tử làm “chiếc gậy thần”. Có nhiều máy khuấy trộn khác nhau; có loại giống như một bánh xe lắp các máy chèo, có lại giống như các mỏ neo, có loại lại giống như một bánh xe xoắn ốc, tùy từng trường hợp mà được sử dụng đúng chỗ, so với cây gậy đơn giản trước đây thì ưu việt hơn nhiều.