NGUYÊN TỬ LƯỢNG LÀ CÁI CÂN ĐỂ ĐO NGUYÊN TỬ
Nguyên tử nhỏ bé cấu tạo nên vạn vật, nhưng vấn đề là bé đến mức nào? Công tôn Long một người Trung Quốc thời cổ đại đã từng nói: Gậy dài 1m, ngày lấy một nửa muôn đời không hết, ý nói côn dài 1 mét, mỗi ngày chặt bỏ một nửa, muôn đời không thể chặt bỏ hết.
Nếu quả có một công cụ như vậy và cứ theo cách chặt bỏ như vậy thì một cây gậy dài 1m, nếu mỗi ngày chặt bỏ một nửa thì sau ngày thứ ba còn 1/8m, đến ngày thứ l0 thì còn 1/1024 của một thước, đến ngày thừ 30 chỉ còn một phần tỉ thước, đến ngày thứ 32 còn 1/4 tỉ của một thước, tương đương với độ lớn của một nguyên tử. Các nhà khoa học đã phát hiện, các nguyên tử khác nhau thì độ lớn nhỏ cũng sẽ khác nhau. Nguyên tử có kích thước vào khoảng 1/100 triệu của centimet, hoặc 1/3 tỷ của một thước. Hãy làm một phép so sánh, một con vi khuẩn có thể chứa đến hai tỉ nguyên tử!
Nguyên tử nhỏ như vậy thì liệu nó sẽ nặng bao nhiêu? Các loại nguyên tử khác nhau thì cũng lớn nhỏ khác nhau. Các nhà khoa học đã tính toán trọng lượng nguyên tử của các loại nguyên tố, nhưng hết sức bé, hết sức khó khăn khi viết thành con số. Ví như lấy gam làm đơn vị thì 1 nguyên tố cacbon là một con số đứng sau dấu phảy là 22 con số không sau đó mới đến các con số khác. Nếu tính trọng lượng theo gam thì chả khác đem cần hạt vừng trên một chiếc cân bàn lớn, đều đó thực không thích hợp. Vì vậy các nhà khoa học qui định lấy 1/12 trọng lượng của nguyên tử cac bon (12: đơn vị cac bon) làm tiêu chuẩn, trọng lượng nguyên tử các nguyên tố khác đều so một cách tương đối với đơn vị tiêu chuẩn này và gọi đó là nguyên tử lượng. Như vậy chính là lấy một loại trọng lượng nguyên tử làm cái cân để đo trọng lượng các nguyên tử khác, so sánh hai loại trọng lượng nguyên tử với nhau đó là nguyên tử lượng. Như vậy nguyên tử lượng là không có đơn vị. Ví dụ nguyên tử của hydro là 1, của các bon là 12, oxy là 16, Natri là 23; đó là cách tính toán trọng hóa học hết sức tiện lợi.