RÂY PHÂN TỬ VỪA CÓ TÁC DỤNG PHÂN LY
VỪA CÓ TÁC DỤNG XÚC TÁC.
Trong đại dương có một loài động vật gọi là cua ký sinh chúng hay tìm một vỏ sò rỗng để làm ''cái tổ'' riêng cho mình, người ta gọi đó là kẻ chiếm chỗ. Trong thế giới vi mô, phân tử và ion cũng là kẻ chiếm chỗ giống như loại ''cua ký sinh''. Các nhà khoa học đã chế tạo các tổ “vỏ sò” khác nhau để các phân tử và ion đến chiếm chỗ nhằm mục đích phân ly các chất và làm chất xúc tác. Rây phân tử là loại ''vỏ sò'' có thể dung nạp các phân tử. Nhôm silicát ngậm nước là một chất kết tinh, tinh thể của loại hợp chất này có nhiều lỗ nhỏ đều đặn.
Các loại rây phân tử với số liệu khác nhau thì có các lỗ nhỏ kích thước khác nhau. Các phân tử nước có thể thích hợp chui qua các rây phân tử có kích thước lỗ 5Ao (độ là 5 ams trong bằng 5 x 10-l0m), nên các phân tủ lớn hơn phân tử nước như rượu etylic sẽ không chui qua được, nên có thể dùng loại rây có kích thước 5Ao để hấp thụ các phân tử nước trong lược etylic. Người ta cũng có thể dùng phương pháp này để hấp thụ các phân tử nước trong các phân tử lớn khác. Người ta cũng có thể dùng rây phân tử đã làm khô các chất khí, làm chất xúc tác v.v..
Protein và polypeptit trong cơ thể sinh vật thường là những hỗn hợp phức tạp của nhiều chất, khi nghiên cứu chúng, người ta gặp nhiều khó khăn trong việc phân ly chúng. Vì các protêin và các polypeptit bị biến đổi dưới tác dụng của nhiệt, axit hoặc kiềm nên không thể dùng các phương pháp phân ly thường dùng. Qua nhiều lần nghiên cứu, các nhà khoa học đã chế tạo ra một loại rây phân tử có thể chuyên dùng để phân ly các protein và polypeptit. Loại rây phân tử này là một hợp chất cao phân tử gọi là polyglucozit. Trong nước, polyglucozit bị trương và hình thành loại keo tụ có nhiều lỗ nhỏ. Khi các protein tiếp xúc với các hạt keo tù, các phân tư nhỏ sẽ chui vào khe của hạt keo, các phân tử lớn sẽ không chui vào được, và các phân tử càng nhỏ thì càng chui vào sâu. Dùng nước rửa liên tục thì các phân tử protein kích thước lớn sẽ được ra trước, sau đó các phân tử tùy theo kích thước to nhỏ mà được rửa ra dần theo thứ tự. Chọn được dung dịch lửa thích hợp sẽ thu được các loại phân tử protein có kích thước khác nhau.
Có một loại hợp chất hữu cơ có tên gọi là este crown, trong phân tử của chúng có chứa oxy. Phân tử este crown có hình giống như đỉnh một vương miện (từ crown có nghĩa là vương miện nên este có tên như vậy N.D) bên trong vương miện là khoảng trống, các phân tử hoặc ion có kích thước lớn hoặc nhỏ có thể chui vào các lỗ trong cùng với este crown làm thành một hợp chất ổn định. Nhờ vậy các loại muối vốn không tan trong các dung môi hữu cơ như kalixyanua, có thể hòa tan được trong dung môi hữu cơ, có thể làm xúc tác cho một số phản ứng. Loại chất xúc tác kiểu este crown được gọi là tác dụng xúc tác ''trao tay''. Trong những năm gần đây este crown nổi lên như là một nguyên liệu chủ yếu trong kỹ thuật màng phân ly.