HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG CÁC HỢP CHẤT
Một công thức phân tử nói lên với chúng ta hai điều: một là số chủng lọai các nguyên tử trong phân tử, hai là số lượng các nguyên tử tham gia tạo thành hợp chất. Ví như, phân tử canxi clorua (CaCl2); công thức phân tử này nói lên rằng: phân tử do hai loại nguyên tử là canxi và clo tạo nên mà còn do một nguyên tử canxi kết hợp với hai nguyên tử clo tạo nên.
Nếu cho kim loại natri vào một bình khí clo rồi gia nhiệt, ta nói hai loại vật chất này đã tiến hành phản ứng hóa học với nhau, ''hoá hợp'' thành một loại vật chất mới. Nếu cho sắt và clo hóa hợp với nhau ta lại sẽ thu được sắt clorua. Các nhà hóa học lại phát hiện, cho dù ở tình huống nào clo tác dụng với natri sẽ cho natriclorua (NaCl); clo hóa hợp với magiê sẽ cho magiê clorua (MgCl2). Nói vắn tắt một nguyên tử clo chỉ có kết hợp với một nguyên tử Natri, hai nguyên tử clo mới tác dụng với đúng với một nguyên tử magiê. Người ta gọi một nguyên tử kết hợp với số nguyên tử khác gọi là “hoá trị”. Người ta thường lấy hóa trị của clo làm tiêu chuẩn vì nguyên tử clo chỉ có thể kết hợp tối đa với một nguyên tử khác người ta gọi nó là hóa trị một.
Người ta còn phân biệt hóa trị của các nguyên tố có loại hóa trị dương và hóa trị âm. Người ta quy định hóa trị của hydrô là +1, nó có thể hóa hợp với cát nguyên tố khác có hóa trị âm. Vì một nguyên tử clo chỉ hóa hợp với một nguyên tử hydro nên hóa trị của clo là -1. Tương tự như vậy natri có hóa trị +l, sắt có hóa trị +3. Về hóa trị còn có qui tắc sau: hai nguyên tố A và B hóa hợp với nhau thành hợp chất thì tổng số hóa trị của nguyên tố A phải bằng tổng số hóa trị của nguyên tố B. Lấy P2O5 (penta oxyt phospho) làm ví dụ trong phân tử này hóa trị của phospho x số nguyên tử phospho = hóa trị của oxy x số nguyên tử oxy. Khi rõ mối quan hệ này ta có thể căn cứ hóa trị các nguyên tố để viết công thức phân tử các hợp chất. Ví dụ khi biết oxy có hóa trị -2, nhôm có hóa trị +3 thì công thức phân tử của nhôm oxyt phải là Al2O3.