Tài liệu: Cấu tạo nguyên tử

Tài liệu
Cấu tạo nguyên tử

Nội dung

CẤU TẠO NGUYÊN TỬ, HỆ MẶT TRỜI NHỎ TÍ XÍU

 

 

Tục ngữ có câu chim sẻ dù nhỏ nhưng ngũ tạng vẫn đủ. Nguyên tử tuy nhỏ nhưng kết cấu bên trong rất phức tạp. Chúng ta đều biết: Trung tâm của hệ Mặt Trời chính là Mặt trời. Chung quanh Mặt Trời có các hành tinh lớn nhỏ chuyển  động không ngừng. Nguyên tử cũng giống như một hệ Mặt trời, trung tâm nguyên tử có hạt nhân nguyên tử. Chung quanh hạt nhân nguyên tử có một số xác định các điện tử chuyển động không ngừng. Hạt nhân nguyên tử có thể tích rất bé.

Nếu đem một nguyên tử phóng đại đến bằng kích thước quả bóng rổ thì hạt nhân nguyên tử  cũng chỉ có kích thước bằng mũi kim, thế nhưng hầu hết toàn bộ khối lượng nguyên tử lại tập trung hạt nhân nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử hydro là hạt nhân bé nhỏ nhất, nó có khối lượng bằng 1836 lần khối lượng điện tử.

Dù hạt nhân nguyên tử rất nhỏ bé nhưng nó là một tập hợp khá phức tạp. Hạt nhân nguyên tử do hai loại hạt rất nhỏ là proton và nơtron cấu tạo nên. Proton và nơ tron có khối lượng giống nhau, nhưng proton tích điện dương cong notron không tích điện. Các hạt nhân khác nhau sẽ có số proton và notron không giống nhau.

Hạt nhân hydro là hạt nhân bé nhất do một proton tạo nên. Hạt nhân hyđro không có nơron. Hạt nhân nguyên tử khí trơ  Heli là do 2 proton và 2 nơtron tạo nên. Hạt nhân nguyên tử oxy có 8 proton và 8 notron tạo nên.

Một hạt nhân nguyên tử nào đó sẽ có chứa một số proton xác định, người ta gọi đó là số điện tích hạt nhân. Các nguyên tử có cùng một số điện tích hạt nhân là các nguyên tử cùng loại, người ta gọi đó là thuộc cùng một nguyên tố. Các nguyên tố có trong tự nhiên được ấn định theo điện tích hạt nhân của chúng và sắp xếp thứ tự theo điện tích hạt nhân, người ta gọi đó là số thứ tự của các nguyên tố. Ví dụ nguyên tố hydro là nguyên tố thứ 1o, heli là nguyên tố thứ 2o...Oxy là nguyên tố ở vị trí thứ 8o v…v

Nguyên tử oxy có số điện tích hạt nhân bằng 8 nên có 8 điện tử chuyển động quanh hạt nhân, do lực hút lẫn nhau giữa hạt nhân điện tích dương và điện tích âm mà tạo nên nguyên tử. Số điện tích dương của hạt nhân nguyên tử và số điện  tử tích điện âm bằng nhau nên nguyên tử không tích điện. Trong các phản ứng hóa học không có sự thay đổi trong hạt nhân nguyên tử mà chỉ có sự thay đổi ở các bộ phận điện tử bên ngoài của tác nguyên tử.  




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/550-02-633341132067616250/Ngon-ngu-cua-the-gioi-hoa-hoc/Cau-tao-nguy...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận