THIÊN THẠCH - ĐÁ TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG
Người ta thường thấy các ngôi sao băng trên bầu trời đêm. Đó chính là các vật thể nhỏ trong hệ Mặt Trời, là các ngôi sao băng, khi bay đến gần trái đất, do tốc độ bay nhanh tiếp xúc với bầu khí quyển, sẽ bốc cháy trong không trung biến thành khí và bụi mịn. Một số sao băng không kịp cháy hết rơi xuống mặt đất, đó chính là thiên thạch.
Theo phân tích của các nhà khoa học, các nguyên tố chứa trong thiên thạch không giống nhau. Có ba loại thiên thạch: Thiên thạch sắt do sắt và niken tạo nên trong đó sắt chứa trên dưới 90%, niken gồm 8,5%, ngoài ra còn có một nguyên tố vi lượng khác. Loại thiên thạch này chiếm khoảng 6% trong toàn bộ số thiên thạch. Loại thứ hai là thiên thạch đá, thành phần chủ yếu của loại thiên thạch này là Silic, magiê cùng một ít sắt nhôm loại thiên thạch này có đến 92% trong toàn bộ số thiên thạch. Loại thiên thạch thứ ba và thiên thạch đá sắt. Trong loại thiên thạch này thành phần sắt và niken cùng một số khoáng vật Silicat kim loại khác chiếm một nửa. Loại thiên thạch này chiếm 2% trong toàn bộ các thiên thạch.
Các loại đá rơi từ trên trời xuống có thành phần khá giống với thành phần các đất đá trên mặt đất. Chiếm thành phần tối đa trong các thiên thạch là các nguyên tố sắt, niken, lưu huỳnh, magiê, silic, coban, can xi, o xy v.v gồm các chất có trên mặt đất.
Nghiên cứu nguồn gốc, tính chất, và thành phần hóa học của thiên thạch có thể giúp ta hiểu thêm một bước về biến hóa và hoạt động của vũ trụ, có ý nghĩa lớn cho các chuyến bay vào vũ trụ và cho kỹ thuật không gian.