Tài liệu: Không khí không nhìn thấy được

Tài liệu
Không khí không nhìn thấy được

Nội dung

KHÔNG KHÍ KHÔNG NHÌN THẤY ĐƯỢC 

Các sinh vật trên địa cầu sống nhờ vào không khí là thứ không nhìn thấy được. Thế thì không khí là gì?

Thành phần chủ yếu của không khí là Oxy và Nitơ. Oxy chiếm 21% thể tích của không khí còn Nitơ chiếm 78%. Ngoài ra trong không khí còn có một ít khí argon, các bon dioxýt, Cripton, Hoen, Heli, hơi nước, một số khí tạp và không khí là hỗn hợp các chất khí lan tràn trên khắp bề mặt trái đất, không khí có liên quan mật thiết đến cuộc sống của loài người.

Ví như Cacbon dioxyt trong không khí tăng lên sẽ làm nhiệt độ của không khí tăng lên, làm xuất hiện ''hiệu ứng nhà kính'', gây ảnh hưởng bất thường đến khí hậu. Theo dự tính của các nhà khoa học đến năm 2030 nhiệt độ không khí sẽ cao hơn nhiệt độ hiện nay là 4,5oC! Điều đó làm cho khối băng ở nam cực tan ra, làm cho mực nước biển dâng lên, gây nên nạn hồng thủy trên qui mô toàn cầu, mà hậu quả của nó sẽ là không thể lường được. Do đó các nhà khoa học đã cố sức nghiên cứu nguyên nhân làm tăng hàm lượng các bon dioxyt trong không khí từ hai trăm năm trước thậm chí đến cả trong thời cổ đại.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hàng triệu năm về trước thành phần của không khí so với ngày nay không khác nhau nhiều lắm, chỉ có tỉ lệ các chất khí có khác nhau. Theo thông báo của các nhà khoa học Mỹ, qua hổ phách người ta đo được vào khoảng chín triệu năm về trước hàm lượng oxy trong không khí đến 30% theo thể tích; còn vào bốn triệu năm về trước thì hàm lượng oxy trong không khí, không khác nhiều so với hiện nay. Người ta còn biết rằng không khí thời cổ đại rất thuần khiết, không chứa các tạp khí độc hại.

Các nhà khoa học còn chứng mình rằng, nguyên nhân làm ô nhiễm không khí hiện nay là do các khí phế thải của nền sản xuất công nghiệp. Khi xăng dầu cháy sẽ thải vào không khí nào là dioxyt lưu huỳnh, các huyền phú, các Oxyt Nitơ, monooxyt Các bon. Tất cả các chất khí này đều là các chất khí độc. Hàm lượng của chúng trong không khí càng cao sẽ đem nhiều nguy hại cho loài người. Vào tháng 12 năm 1972 đã xây ra sự kiện đám khói London, trong vòng bốn ngày số người bị tỉ vong so với cùng thời kỳ hàng năm tăng hơn 4000 người. Sự kiện xảy ra trong vòng một tuần, người tử vong do các bệnh viêm phế quản, tim mạch, viêm kết hạch phổi, suy nhược tăng lên so với thời kỳ trước đó tương ứng tăng 9,3 lần, 2,4 lần, 5,5 lần và 2,8 lần. Tỷ lệ tử vong viêm phổi, tràn dịch phổi và các bệnh khác về hô hấp so với thời kỳ trước đó tăng gấp nhiều lần.

Không khí là chất chủ yếu cho sự sinh tồn của loài người. Con người cần phải hết sức giữ gìn sự tinh khiết, trong sạch, tươi mát của không khí. Chỉ có sống trong bầu không khí sạch người ta mới có thể công tác học tập và sinh hoạt thoải mái.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/549-02-633341119831053750/Tu-vu-tru-den-the-gioi-nguyen-tu/Khong-khi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận