Sức mạnh của ám thị
Cái gọi là ám thị là chỉ hiện tượng tâm lý con người hoặc môi trường, dùng phương thức không rõ ràng truyền cho chúng ta một thông tin nào đó, và chúng ta tiếp nhận không có ý thức ảnh hưởng của những thông tin đó và đưa ra hành động tương ứng. Đây là một giả thiết được ý nguyện chủ quan khẳng định, không nhất định có căn cứ. Nhưng do về mặt chủ quan đã khẳng định sự tồn tại của nó, nên về mặt tâm lý cũng nghiêng về chúng. Ám thị vừa có thể sinh ra tác dụng tiêu cực.
Tác dụng tiêu cực của ám thị thể hiện ở chỗ nó có thể chữa được một số bệnh về tâm lý. Trong thời kỳ Đại chiến thế giới lần thứ nhất, ở mặt trận tiền phương của nước Anh lưu hành một chứng bệnh tâm lý kinh hãi vì bom đạn nổ - “Hội chứng bom đạn”. Người bị nặng thậm chí tứ chi bị tê liệt. Điều làm nhà cầm quyền Anh đau đầu là không có thuốc nào chữa được. Lúc đó, các nhà tâm lý học tham gia chuẩn đoán chữa trị, đã phát hiện đó là “bênh tâm lý”, nên đã chữa cho người bệnh bằng phương pháp ám thị tâm lý: dùng bút chì khoanh một vòng tròn ở phía dưới đầu gối bị tê liệt của người lính, rồi khẳng định với người đó rằng ngày mai phần chi dưới của đường tròn sẽ trở lại bình thường. Ngày hôm sau phần chi dưới của người lính quả nhiên hồi phục được cảm giác. Cứ như vậy mỗi ngày đưa vị trí vẽ vòng tròn lên cao một chút cho đến khi người lính khỏi hoàn toàn. Đó chính là “phương pháp chữa bệnh bằng ám thị Metuko” nổi tiếng, ngày nay đã được ứng dụng rộng rãi trong giới y học.
Ám thị còn khơi dậy được tiềm lực tâm lý: Tiềm lực tâm lý của con người rất lớn, lấy việc ghi nhớ làm ví dụ, nếu sức ghi nhớ của một người phát huy đầy đủ, nội dung ghi nhớ được tương đương với tổng lượng trí thức của 500 triêu cuốn sách. Có người đã làm một cuộc thực nghiệm sau: chia học sinh làm hai nhóm, cho các em đọc thành tiếng một bài thơ. Trước khi đọc, thầy giáo bảo nhóm thứ nhất rằng đây là bài thơ của một nhà thơ nổi tiếng (đây là một loại ám thị); đối với nhóm kia thầy giáo không nói với các em thơ của ai. Sau khi đọc bảo các em viết ra, kết quả là hiệu suất ghi nhớ của nhóm một là 56,6%, hiệu suất ghi nhớ của nhóm hai là 31,1%. Điều đó đã nói lên sức mạnh của ám thị.
Ám thị cũng có tác dụng tiêu cực. Có một nguời ngẫu nhiên bị nhốt trong phòng lạnh, lúc đầu anh ta chẳng để ý gì, cũng không cảm thấy lạnh, về sau anh ta ngẩng đầu lên nhìn thấy hai chữ “đông lạnh”, tâm lý lập tức trở nên căng thẳng, càng nghỉ càng sợ, càng nghỉ càng lạnh, cuối cùng chết trong nổi kinh hoàng. Kỳ thực lúc đó máy đông lạnh chưa hề chạy, đây là kết quả đáng buồn do tác dụng của tự kỷ ám thị. Lời nói và hành vi không thận trọng của nhân viên y tế cũng có thể tạo thành ám thị tiêu cực cho người bệnh. Một phụ nữ trẻ là con một, được chiều chuộng từ nhỏ, hai năm trước đó chồng ốm chết, chị đau buồn muốn chết, và cảm thấy tim đập không bình thường. Chị bèn đi cầu cứu thầy thuốc, thầy thuốc bảo chị đừng suy nghĩ gì nhiều, nếu không sẽ ngắc ''bệnh tâm thần'' . Cơ quan của chị vừa hay lại ở gần một bệnh viện tâm thần, hàng ngày đi làm nhìn thấy bệnh viện đó chị lại nghĩ đến lời của thầy thuốc ''sẽ mắc bệnh tâm thần'', về sau . quả nhiên bị mắc bệnh tâm thần. Đây là hiện tượng thường thấy trong y học, được gọi là ''chứng bệnh có nguồn gốc y học''.
Nắm vững qui luật của ám thị, sử dụng đầy đủ nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc khai thác tiềm lực tâm lý của con người, giữ cho tâng lý khỏe khoắn lành mạnh.