Tài liệu: Hiệu ứng pugmalion

Tài liệu
Hiệu ứng pugmalion

Nội dung

Hiệu ứng pugmalion

Vào thời cổ xưa, một hoàng tử ở Cyprus là Pugmalion rất yêu thích điêu khắc, nặn , tạc tượng. Một hôm, hoàng tử nặn thành công lột pho tượng mĩ nữ, chàng yêu pho tượng không lúc nào rời, ngày ngày ngắm nhìn không chán mắt. Chàng nhìn đi nhìn lại, nhìn mãi, pho tượng bỗng trở thành một cô gái xinh đẹp. Đây là một câu chuyện thần thoại, nhưng nhà tâm lý học đã được câu chuyện đó gợi ý cho một đều quan trọng, gọi tác dụng tốt đẹp về mặt giáo dụcdo yêu mến quan tâm và kỳ vọng ở học sinh mà có, là “hiệu ứng Pugmalion''.

Năm 1968, hai nhà tâm lý học Mỹ là Rosental và Yabocosel đến một trường tiểu học, chọn trong các lớp tư lớp 1 đến lớp 6 mỗi khối ba lớp (tổng cộng là 18 lớp) , tiến hành “trắc nghiệm phát triển'' dự báo khả năng phát triển của trẻ. Sau cuộc trắc nghiệm, hai nhà tâm lý học chuyển cho các thầy cô giáo có liên quan danh sách học sinh có khả năng phát triển tốt. Trong danh sách có một số học sinh nằm trong số dự liệu của thầy cô giáo, có một số học sinh trình độ lại tương đối kém. Nhà tâm lý học giải thích với thầy cô giáo rằng: “Xin chú ý, cái tôi nói là sự phát triển của các em, không phải là tình trạng hiện giờ”. Rosental căn dặn thầy cô giáo không được để lộ danh sách đó ra ngoài, chỉ một mình thầy cô giáo biết, nếu không có thể ảnh hưởng đến tính chất tin cậy của kết quả thực nghiệm. Sau 8 tháng, các nhà tâm lý học lại kiểm tra học sinh 18 lớp đó. Kết quả là thành tích của số học sinh có trong danh sách trước đây có tiến bộ rõ rệt, tình cảm, tính cách rộng mỡ hơn, lòng ham hiểu biết mạnh hơn, dám nói lên ý kiến của mình, quan hệ với thầy cô cũng rất hòa hợp.

Nhà nghiên cứu giải thích sở dĩ có hiện tượng đó là vì thầy cô đã đóng vai ''Pugmalion'' . Trên thực tế, danh sách học sinh được lập ngẫu nhiên, không thang khảo trình độ kiến thức và trình độ trí lực của các em. Sau khi cầm danh sách trong tay, thầy cô cho rằng những học sinh trong danh sách có tiền đồ phát triển, đã kỳ vọng rất nhiều ở các em, vì thế đặc biệt chú ý đến những học sinh này, gần gũi các em, quan tâm đến việc học tạp của các em nhiều hơn, bởi vậy có tác dụng khích lệ các em. Học sinh yêu quí thầy cô hơn, tự trọng, tự tin, cố gắng học tập hơn, thu được những kết quả rõ rệt hơn. Từ đó thấy rằng, mỗi lời nói, mỗi việc làm, mỗi cái cau mày, mỗi nụ cười của thầy cô đều có thể chuyển hóa thành sức mạnh tâm lý to lớn thúc đẩy học sinh tiến lên.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/757-02-633365990623090000/Tam-ly-trong-hoc-tap/Hieu-ung-pugmalion.ht...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận