Nhu cầu và động cơ
Nhu cầu chính là sự đòi hỏi mà chúng ta thường nói. Loài người sống trên trái đất có đủ mọi loại đòi hỏi: khi đói khát thì đòi hỏi được ăn được uống, khi mệt mỏi thì đòi hỏi được nghỉ ngơi, khi giao tiếp với người khác thì đòi hỏi được tôn trọng, khi thi cử thì đòi hỏi đạt được thành tích tốt v.v... Khi trong lòng cảm nhận được những đòi hỏi đó thì nảy sinh ra nhu cầu tương ứng. Người ta vui vẻ, sung sướng vì nhu cầu được thỏa mãn, ngược lại bất mãn, bực bội vì nhu cầu không được thỏa mãn. Để thoả mãn một nhu cầu nào đó người ta mới đòi hỏi mình sáng tạo điều kiện, khắc phục khó khăn cho tôi khi hoàn thành nhiệm vụ, thỏa mãn nhu cầu mới thôi. Có thể nói, nhu cầu là động lực của hoạt động tâm lý của loài người.
Nhà tâm lý học Mỹ Maslô chia nhu cầu của con người ra thành 5 tầng bậc từ thấp đến cao.
Thứ nhất là nhu cầu sinh lý.Đây là nhu cầu cơ bản nguyên thủy nhất của loài người, bao gồm đói, khát, tình dục và những nhu cầu cơ năng sinh lý khác: Nhu cầu có được thỏa mãn thì loài người mới sinh tồn được.
Thứ hai là nhu cầu an toàn. Sau khi nhu cầu sinh lý của một người được thỏa mãn thì người đó nghĩ đến nhu cầu an toàn. Ví dụ người đó muốn loại bỏ sự đe dọa thất nghiệp, muốn sau này về già hoặc khi ốm đau được đảm bảo, muốn tránh được bệnh nghiệp v.v...
Thứ ba là nhu cầu gaio tiếp xã hội.Nhu cầu này gồm hai nội dung: một là nhu cầu về tình yêu, đó là mọi người mong muốn sống hòa hợp, hữu nghị, trung thành với nhau trong bè bạn, trong đồng sự, mong muốn được yêu người khác, và cũng mong muốn được người khác yêu; hai là nhu cầu hội nhập, tức là mọi người đều mong muốn trở thành thành viên của một tập đoàn hoặc một cộng đồng, được quan tâm và chăm sóc.
Thứ tư là, nhu cầu được tôn trọng. Nhu cầu này gồm: mong muốn mình có địa vị ổn định, đòi hỏi xã hội thừa nhận năng lực, thành tựu của mình v. v. . .
Thứ năm là, nhu cầu được tự mình thực hiện. Đây là chỉ nhu cầu thực hiện lý tưởng, hoài bão của cá nhân, phát huy đầy đủ năng lực cá nhân, cũng tức là nói: có tài năng thế nào thì nên làm những việc như thế, như vậy mới làm cho người ta có được sự thỏa mãn lớn nhất. Đây là nhu cầu cao nhất.
Nhu cầu của con nguời bị những điều kiện lịch sử xã hội hạn chế. Trong những năm tháng chiến tranh khi đói được một bữa no, khi mệt được một giấc ngủ đã rất thỏa mãn rồi. Ngày nay, nhu cầu của cá nhân vẫn phải phục tùng nhu cầu của xã hội, phải căn cứ vào điều kiện vật chất của xã hội và qui phạm đạo đức để luôn luôn điều tiết nhu cầu của bản thân.
Để thỏa mãn các loại nhu cầu của mình, người ta nảy ra rất nhiều nguyện vọng, ví như muốn thưởng thức một loại rượu ngon, muốn tìm một người bạn tâm đầu ý hợp, muốn giành được một tấm bằng đại học, muốn lập nên một sự nghiệp v.v. . . Khi những nguyện vọng đó trở thành động lực của hành động, tức là động cơ, thì nó là nguyên nhân bên trong khiến người ta dùng hành động để đạt mục đích nhất định, là một sức mạnh thúc đẩy mãnh liệt động cơ sinh ra từ nhu cầu, là biểu hiện cụ thể của nhu cầu.