Sự khác biệt về cá tính
Trong cuộc sống hàng ngày, thường có thể thấy có người thông minh quả cảm, có người luôn do dự không quyết đoán, có người chí công vô tư, có người tự tư tự lợi, có người hòa nhã dễ gần, có người ngang ngạnh vô lễ, có người thận trọng khiêm nhường, có người tự cao tự đại v.v... Điều đó phản ánh sự khác biệt về tâm lý giữa mọi người với nhau. Sự khác biệt đó trong tâm lý học gọi là cá tính.
Cá tính là bộ mặt tinh thần cơ bản của một người. Cá tính của một người là chí những đặc điểm tâm lý thường xuyên xuất hiện, tương đối ổn định, còn một số biểu hiện cá biệt có tính ngẫu nhiên nào đó thì không thể coi là cá tính. Một người xử thế thận trọng chín chắn, thường là giải quyết công việc đúng qui củ mực thước, chắc chắn, đó là cá tính của người đó. Nhưng đôi khi người đó cũng có thể có cử chỉ khinh suất, thậm chí mạo hiểm, thì không thể nói đó là cá tính của người đó.
Ba nguyên nhân chủ yếu hình thành lên sự khác biệt về cá tính của mọi người: Một là, điều kiện sinh hoạt xã hội của mọi người khác nhau. Hoàn cảnh gia đình của mỗi một người. Sự giáo dục nhà trường mà họ được tiếp nhận, là hoạt động thực tiễn xã hội mà họ tham gia, những con người mà họ tiếp xúc khác nhau, bởi vậy những ảnh hưởng tác động đến họ cũng khác nhau, điều đó đã quyết định sự khác biệt về cá tính giữa người nọ với người kia. Mặc dù cùng sinh ra trong một gia đình, do yêu cầu và thái độ của cha mẹ đối với con cái khác nhau, thứ bậc của con cái trong gia đình khác nhau, nên cá tính có thể khác nhau, điểu gọi là ''một mẹ sinh chín con, thì chín đứa con và người mẹ là mười kiểu dáng'' chính là nói lên điều đó. Hai là, sự cố gắng chủ quan của mỗi người rất khác nhau. Có người nghiêm khắc với bản thân, cố gắng vươn lên, có người buông thả bản thân, do đó về mặt cá tính cũng có những biểu hiện khác nhau. Ba là, sự khác nhau về tố chất di truyền của con người một số đặc điểm về giải phẫu sinh lý nào đó của con người, đặc biệt là đặc điểm hoạt động thần kinh cao cấp của mỗi người một khác, tố chất di truyền là tiền đồ vật chất hình thành nên cá tính.
Cá tính tuy có tính ổn định, nhưng nó cũng không phải là nhất thành bất biến. Cá tính có thể biến đổi theo sự biến đổi của nhân tố chủ quan và khách quan. Ví như có người khi học ở trường thì trầm lặng ít nói, sống thu mình lại không chan hòa với mọi người, nhưng sau khi tham gai công tác, do cố gắng chủ quan tạo nên thích giao tiếp, sống rất sôi nổi.
Tâm lý học chia cá tính ra thành hai bộ phận: một bộ phận gọi là tính khuynh hướng của cá tính, tức động lực hoạt động của con người, bao gồm: nhu cầu, động cơ, hứng thú, niềm tin, thế giới quan v.v...; bộ phận kia được gọi là đặc trưng tâm lý của cá tính, tức là những đặc điểm tâm lý biểu hiện thường xuyên, ổn định trong các quá trình hoạt động tâm lý, bao gồm: năng lực, tính cách, khí chất v.v...