Tài liệu: Tinh thần và sự biến đổi cơ thể

Tài liệu
Tinh thần và sự biến đổi cơ thể

Nội dung

Tinh thần và sự biến đổi cơ thể

Theo truyền thuyết, Ấn Độ thời cổ đại có một hình phạt gọi là “mễ hình''. Khi không biết trong mấy người ai là tội phạm, quan tòa bắt mấy người đó nhai cho nát một nhúm ''gạo thần''. Sau khi nhai nát họ phải nhả nhúm gạo nát đó ra trên một mảnh lá cây. Nếu nhúm gạo nát đó khô, thì kẻ đó đích thị là tội phạm. Phương pháp này theo cách nhìn ngày ray cố nhiên là nực cười, nhưng nó đã nói lên rằng người Ấn Độ thời cổ đã biết đến mối quan hệ giữa tinh thần và sự biến đổi của cơ thể.

Trạng thái tinh thần khác nhau, nước bọt tiết ra cũng khác nhau. Tên tội phạm trong lòng sợ hãi nên nước bọt tiết ra ít, nhúm gạo nhổ ra sẽ khô. Khoa  học hiện đại còn chứng minh thêm rằng tinh thần của con người có thể làm cho cơ năng của cơ quan nội tạng biến đổi. Ví thư việc hô hấp khi vui vẻ thì mỗi phút hít thở 17 lần, khi đau buồn thì mỗi phút chỉ hít thở 9 lần, khi sợ hãi thì có khi đến 20 lần, khi giận dử có thể cao đến 40 lần. Khi vui vẻ hài lòng tim đập bình thường, khi sợ hãi hoặc tức giận thì tim  đập nhanh lên, huyết áp lên cao. Khi sợ hãi hoặc tức giận, nước bọt thường ngừng tiết ra, khi đau buồn thì không muốn ăn v.v...

Khi tinh thần thay đổi có thể làm cho bề ngoài của cơ thể thay đổi với những biểu hiện sau đây:

Biểu hiện ở bộ mặt: khi vui thích thì mặt mày hớn hở, khi buồn thì mặt ủ mày chau, khi tức giận thì hai mắt trợn trừng, nghiến răng kèn kẹt v.v...

Biểu hiện ra thành động tác: khi vui thì hoa chân múa tay, khi thất vọng thì đầu cúi xuống, người rũ ra, khi phẫn nộ thì nghiến răng nắm chặt tay, khi sốt ruột thì đứng ngồi không yên, khi ăn năn hối hận thì dậm chân đấm ngực, khi quá vui thì  cười nói oang oang v.v...

Biểu hiện ở sự thay đổi âm điệu, tiết tấu của lời nói: khi đau buồn thì lời nói trầm, thấp, chậm rãi, ngắt quãng, độ cao thấp của âm thanh chênh nhau rất ít; khi vui thì ngữ điệu lên cao, tốc độ lời nói nhanh, độ cao thấp của âm thanh chênh nhau nhiều; khi tức giận thì tiếng nói gắt, âm thanh lên cao, độ rung lớn, có lúc tiếng rè đi. Ngoài ra, cảm thán, phiền muộn, chế diễu, coi khinh v.v... đều có những thay đổi nhất định về âm điệu.

Qua những sự thay đổi của cơ thể do ảnh hưởng tinh thần người ta có thể hiểu được thể nghiệm nội tâm lúc đó của một ngườì. Song, con người có thể chi phối được bản thân, sự thay đổi có thể bên ngoài không nhất định là sự biểu lộ chân thực của sự thể nghiệm nội tâm. Kỹ xảo biểu diễn của diễn viên đã nói rõ điều này. Do đó, không thể hoàn toàn đưa vào biểu hiện bên ngoài của một người để đoán định tinh thần và tình cảm của họ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/754-02-633365967799808750/Tinh-than-va-y-chi/Tinh-than-va-su-bien-do...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận