Đôi cánh của tư duy – tưởng tượng
Quá trình nhận thức sự vật ngoài cảm giác, tri giác, chú ý, trí nhớ và tư duy ra, còn bao gồm cả tưởng tượng.
Tưởng tượng là quá trình ( lợi dụng hình ảnh có sẵn hình thành hình ảnh mới trong đầu óc người ta. Học sinh tiểu học đọc những câu chuyện chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong đầu các em sẽ hiện ra cảnh khói lửa ngút trời khi các chiến sĩ đặc công tấn công các sân bay của Mỹ - Ngụy, những hình ảnh tàn sát dã man dân lành của đội quân xâm lược khát máu. Đó là sự tưởng tượng.
Tưởng tượng có thể chia làm hai loại tưởng tượng không có ý thức và tưởng tượng có ý thức. Tưởng tượng không có ý thức là sự tưởng tượng không có mục đích, không cần có sự cố gắng . “Lơ đẳng” khi học trên lớp thường là sự tưởng tượng không có ý thức. Tưởng tượng có ý thức bao gồm tưởng tượng tái tạo, tưởng tượng sáng tạo và ước mơ. Tưởng tượng tái tạo là sự tưởng tượng thực hiện dựa vào sự mô tả của chữ nghĩa. Bạn tuy chưa nhìn thấy Kim tự tháp, nhưng có thể tưởng tượng ra nó bằng cách đọc một số tài liệu giới thiệu về nó. Tưởng tượng sáng tạo là những hình ảnh xưa nay chưa từng có nảy sinh trong đầu óc người ta, như hình tượng nàng tiên cá trong truyền thuyết cổ, các hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm văn nghệ v. v. . .đều là kết quả của tưởng tượng sáng tạo. Ước mơ là một loại tưởng tượng của con người đối với tương lai, là những tưởng tượng của con người về viễn cảnh của bản thân hoặc những sự vật khác đưa vào những nguyện vọng của bản thân. Hình tượng trong chuyện đồng thoại, hình tượng trong chuyện khoa học viễn tưởng, hình tượng trong tôn giáo đều là sản vật của ước mơ. Những sự tưởng tượng phù hợp với qui luật khách quan và có thể thực hiện được chính là lý tưởng; những sự tưởng tượng không phù hợp với qui luật khách quan, không thể thực hiện được chính là sự không tưởng. Lý tưởng có thể thúc đẩy người ta tích cực tiến lên, hướng về tương. lai, vượt khó khăn trên con đường tiến lên. Lý tưởng cao cả là sức mạnh tinh thần thúc đẩy người ta không ngừng tiến thủ.
Tưởng tượng rất có ích làm cho tư duy linh hoạt, thúc đẩy hoạt động nhận thức và hoạt động sáng tạo, cho nên cần phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tưởng tượng của bản thân. Ví dụ, trong cuộc sống thường ngày cần phải luôn quan sát, luôn suy nghĩ, đọc nhiều tác phẩm văn nghệ, đi vào thực tiễn, cố gắng tích lũy kinh nghiệm sống của bản thân. Ngoài ra, còn cần mạnh dạn tưởng tượng, dám sáng tạo cái mới.