Tài liệu: Phẩm chất tư duy

Tài liệu
Phẩm chất tư duy

Nội dung

Phẩm chất tư duy

Phẩm chất tư duy là những đặc điểm khác nhau của mổi một người biểu hiện ra trong quá trình tư duy của mình, như tính nhanh nhậy, tính linh hoạt, tính sâu sắc, tính sáng tạo và tính phê phán v.v....

Tính nhanh nhậy của tư duy là chỉ tốc độ nhanh nhạy của hoạt động tư duy. Khi suy nghĩ một vấn đề có người rất nhanh nhậy, tốc độ phản ứng cũng rất nhanh, nhưng cũng có người tương đối chậm, phản ứng chậm chạp. Tính nhanh nhậy của tư duy có thể bồi dưỡng nên được, thường ngày quan sát nhiều các loại sự vật, có ý thức luyện tốc độ suy nghĩ vấn đề, sẽ có thể dần dần hình thành được tư duy nhanh nhậy.

Tính linh hoạt của tư duy là chỉ trình độ linh hoạt của hoạt động tư duy. Có người vận dụng tri thức đã học được khá linh hoạt như kiểu “học một biết mười”, nhưng cũng có người vận dụng khá khó khăn tri thức đã học được. Cần bồi dưỡng tính linh họat của tư duy, thường ngày nên rèn luyện cho mình tận dụng mọi khả năng để suy nghỉ, tìm mọi cơ hội vận dụng tri thức đã học được, làm cho những tri thức đó luôn luôn “sống”.

Tính sâu sắc của tư duy là chỉ độ sâu của hoạt động tư duy. Có người khi suy nghĩ vấn đề giỏi quát qui luật, nắm rất vững bản chất và qui luật của sự vật, giỏi dự kiến sự phát triển của sự vật; nhưng có người khi suy nghĩ vấn đề lại thường dừng lại   ở hiện tượng bề ngoài, nắm không được cái bản chất. Bồi đường tính sâu sắc của tư duy phải bắt tay từ việc nâng cao năng lực khái quát, năng lực phân lại, so sánh.

Tính sáng tạo của tư duy là chỉ thần sáng tạo của hoạt động tư duy cũng chính là tư duy có tính sáng tạo. Ví như khi suy nghĩ vấn đề có người có kiến giải độc lập của mình, có quan điểm mới mẻ độc đáo; nhưng cũng có người khi suy nghĩa vấn đề thường là ai nói thế nào thì cũng nói thế ấy, khư khư bảo thủ. Tính sáng tạo của tư duy bắt nguồn từ sự suy nghĩ độc lập.

Tính phê phán của tư duy là chỉ độ sâu của phân tích và phê phán trong hoạt động tư duy. Có người giỏi phát hiện sự khiếm khuyết và khâu yếu của sự vật, nhưng có người không có được năng lực phê phán đó. Tính phê phán của tư duy xây dựng trên thói quen tốt là thích nêu câu hỏi, do đó giỏi phân tích, dám hoài nghi là phương pháp có hiệu quả bồi dưỡng tính phê phán của tư duy.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/753-02-633365958563246250/Trung-khu-cua-tam-linh/Pham-chat-tu-duy.ht...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận