Tài liệu: Nhân tố gây ra chú ý

Tài liệu
Nhân tố gây ra chú ý

Nội dung

Nhân tố gây ra chú ý

Nhân tố gây ra chú ý chủ yếu chỉ những nhân tố gây ra sự chú ý không có ý thức của người ta. Sự chú ý có ý thức chỉ có thể tìm cách để bồi dưỡng mới có được.

Nói chung, nhân tố gây ra chú ý được chia ra làm hai mặt: đặc điểm của vật kích thích khách quan và nhân tố chủ quan của con người.

Về đặc điểm của vật kích thích khách quan có ba loại. Thứ nhất, là cường độ cửa kích thích. Ví dụ, tiếng động lớn, luồng ánh sáng mạnh, mùi thơm quá nồng v.v. . .đều rất dễ gây ra sự chú ý. Đương nhiên, cường độ nói ở đây chỉ là tương đối. Ví dụ, tiếng chiếc bút máy rơi xuống đất thì rất nhỏ, nhưng nếu xảy ra trong lớp học đang rất yên tĩnh thì có thể làm cho mọi người chú ý, còn nếu xảy ra ở trên đường phố huyên náo thì chẳng làm cho ai chú ý tới. Hai là, tính mới lạ của kích thích. Ví dụ, lên đường phố và trước rạp chiếu bóng, chiếc biển quảng cáo mới lạ sẽ rất dễ dàng thu hút sự chú ý của mọi người. ''Một chấm đỏ trong cả mảng màu xanh'' , ''hạc đứng trong bầy gà'' đều là do một sự vật nào đó ở vào một môi trường tương đối đặc biệt sẽ rất dễ dàng thu hút sự chú ý của mọi người. Ba là, tính biến đổi của kích thích. Chăm chú nhìn bầu trời đêm đầy sao, khi có một ngôi sao đổi ngôi vút qua, lập tức làm cho bạn chú ý. Đèn nê ông trên đường phố khi sáng khi tắt cũng rất thu hút sự chú ý của mọi người.

Nhân tố chủ quan gây ra, chú ý có mấy nhân tố sau; Thứ nhất là nhu cầu, hứng thú và thái độ của người đó đối với sự vật. Mọị người hàng ngày xem báo, nhưng mỗi người chú ý đến một loại tin tức khác nhau. Tin tức về thể dục thể thao khiến cho người yêu thể dục thể thao quan tâm, nhưng vị tất đã làm cho người yêu văn nghệ chú ý. Khi bạn thấy khát thì cửa hàng giải khát thường thu hút sự chú ý của bạn. Hai là tinh thần và thái độ của con người. Khi vui vẻ, người ta chú ý hơn mọi cái xung quanh, thậm chí cảm thấy cái cây nhỏ gật đầu với mình; nhưng khi buồn bực thì chẳng để ý gì đến mọi cái xung quanh, coi như không nhìn thấy. Ba là, trạng thái tâm lý của con người. Khi người ta nghỉ ngơi thoải mái hoặc sau bữa cơm, chức năng của các bộ phận cơ thể đều đang làm việc bình thường, người có khả năng chú ý cao độ đối với  mọi cái, nhưng khi mệt mỏi và ngủ gật thì chỉ muốn nghỉ ngơi, ngủ, chẳng chú ý đến cái gì.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/752-02-633365951149496250/Cua-mo-va-kho-tang-cua-tam-hon/Nhan-to-gay...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận