Tài liệu: Độ rộng và tính ổn định của chú ý

Tài liệu
Độ rộng và tính ổn định của chú ý

Nội dung

Độ rộng và tính ổn định của chú ý

Độ rộng của chú ý cũng được gọi là phạm vi của chú ý, nó chỉ số lượng của đối tượng được chú ý đến một cách rõ ràng trong cùng một thời gian.Độ rộng của chú ý ở những người khác nhau không giống nhau. Lấy việc đọc sách làm ví dụ, có người đọc từng chữ từng chữ một, có người đọc từng dòng một, có người có thể đọc mấy hàng thậm chí đọc lướt được đến 10 hàng. Nói chung, người lớn trong 1/10 giây có thể chú ý được từ 8 - 9  điểm tròn màu đen hoặc từ 4 - 6 chứ cái la tinh không liên quan gì với nhau. Nhưng độ rộng của chú ý có thể chịu ảnh hưởng của một số nhân tố.

Đặc điểm của đối tượng tri giác  có thể ảnh hưởng đến độ rộng của chú ý. Nếu đối tượng tri giác được sắp xếp tập trung, có qui luật, có liên quan với nhau thì độ rộng của chú ý rất lớn. Ngược lại, nếu đối tượng tri giác lộn xộn chẳng theo một trật tự nào thì độ rộng của chú ý rất nhỏ. Kinh nghiệm, tri thức quá khứ cũng ảnh hưởng đến độ rộng của chú ý. Ví dụ, trong một tích tắc người tinh thông ngoại ngũ có thể chú ý được khá nhiều từ hơn, thậm chí cả một câu, còn người mới học ngoại ngữ chỉ có thể chú ý được một hai từ đơn.

Độ rông của chú ý lớn hay nhỏ trực tiếp liên quan đến hiệu suất học tập và công tác. Trong quá trình học tập, độ rộng của chú ý càng lớn tốc độ đọc hiểu sẽ càng nhanh. Đối với công nhân sắp chữ, tài xế xe lửa, ô tô, máy bay, trọng tài thể dục thể thao, độ rộng của chú ý lại càng quan trọng.

Tính ổn định của chú ý là chỉ sự chú ý của con người ổn định trong một thời gian dài đối với một sự vật nào đó hoặc một hoạt động  nào đó. Ví như khi chuyên tâm nghe thầy cô giảng bài, tức chú ý đã được ổn định trong giờ giảng của thầy cô. Đương nhiên, nói một cách chặt chẽ, tính ổn của chú ý có sự hạn chế thời gian nhất định, không ai có thể làm cho sự chú ý của mình mãi gắn vào một đối tượng nào nào đó. Chính vì vậy, hoạt động đơn điệu thường hạ thấp sức chú ý người ta; hoạt động được đa dạng hóa, các hoạt động khác nhau thay thế lẫn nhau, luôn có nội dung mới, sẽ có thể duy trì tương đối lâu tính ổn định của chú ý, nậng cao hiệu suất học tập, công tác. Cùng với việc bồi dưỡng tính ổn định của sự chú ý, cần phải chú ý tránh hiện tượng phân tán chú ý, tăng  cường khả năng chống nhiễu.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/752-02-633365946550121250/Cua-mo-va-kho-tang-cua-tam-hon/Do-rong-va-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận