Tài liệu: Kho tàng của tâm hồn – trí nhớ

Tài liệu
Kho tàng của tâm hồn – trí nhớ

Nội dung

Kho tàng của tâm hồn – trí nhớ

Trí nhớ là sự phản ánh kinh nghiệm quá khứ trong não người, là sự tồn trữ thông tin của não người đối với kích thích bên ngoài.

Năm 1959, một người Anh khi đọc thuộc lòng số π có thể đọc thuộc đến con số thứ 5500 sau dấu phẩy của số π . Năm 1978, một học sinh Canada 17 tuổi đọc thuộc đến con số thứ 8000 sau dấu phẩy của π. Năm 1980, một viên chức của công ty Soni Nhật đọc thuộc đến con số thứ 2 vạn sau dấu phẩy của số π. Đây là những biểu hiện năng lực ghi nhớ cao độ của con người.

Dựa vào thời gian lưu giữ thông tin dài hay ngắn có thể chia trí nhớ của con người làm ba loại: trí nhớ trong nháy mắt, trí nhớ trong thời gian ngắn và trí nhớ trong thời gian dài. Trí nhớ trong nháy mắt là chỉ trí nhớ trong thời gian từ 0,25 - 2 giây của con người sau khi tiếp nhận kích thích bên ngoài, như sau khi nghe người ta vừa hát xong, tiếng hát dường như còn vẳng bên tai. Trí nhớ trong thời gian ngắn là trí nhớ chỉ trong vòng một phút, ví dụ khi chúng ta tìm thấy số điện thoại cần gọi trong danh bạ điện thoại, lập tức dựa vào trí nhớ lúc đó quay số gọi, sau đấy thì không nhớ rõ nửa. Trí nhớ trong thời gian dài là chỉ trí nhớ từ một phút trở lên, thậm chí suốt đời.

Dựa vào nội dung của trí nhớ, trí nhớ còn có thể chia làm bốn loại: trí nhớ động tác, trí nhớ trạng thái tinh thần, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ ngữ. Trí nhớ động tác còn gọi là trí nhớ vận động là chỉ trí nhớ đối với sự vận động hoặc động tác của thân thể hoặc của tứ chi. Ví dụ biết bơi và biết đi xe đạp là vị trí nhớ động tác phát huy tác dụng. Loạn trí nhớ này không dễ quên. Trí nhớ trạng thái tinh thần là chỉ trí nhớ về trạng thái tinh thần bản  thân đã trải qua, cái gọi là “nói đến hổ là mặt biến sắc” chính là một loài trí nhớ trạng thái tinh thần. Trí nhớ hình ảnh là chỉ trí nhớ đối với hình ảnh của sự vật cụ thể. Ví như chúng ta có thể nhớ được rất nhiều hình ảnh thị giác (như khuôn mặt của người ta) , hình ảnh thính giác (như tiếng xe cứu thương) , hình ảnh xúc giác (như cảm giác cọ xát khi kỳ cọ người) , hình ảnh khứu giác (như mùi vị của nước hoa) và hình ảnh vị giác (như vị của táo tây) v.v... Nói chung, trí nhớ hình ảnh của hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà văn nhà thiết kế, diễn viên v.v... phát triển hơn những người khác. Trí nhớ từ ngữ còn được gọi là trí nhớ lô gích, là chỉ trí nhớ văn tự ngôn ngữ, qui tắc định luật v.v...

Sau khi sinh ra, con người không ngừng học tập ở thế giới chung quanh đủ các loại tri thức kinh nghiệm, tích lũy chúng lại, mới nhận thức thế giới được ngày càng sâu sắc. Không có trí nhớ, sẽ mất  những nguyện vật liệu gia công của não, không thể tiến hành những hoạt động tâm lý như tư duy v.v... vì vậy mà nói rằng trí nhớ chính là cái kho của tâm hồn.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/752-02-633365952026996250/Cua-mo-va-kho-tang-cua-tam-hon/Kho-tang-cu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận