Tài liệu: Bồi dưỡng sức chú ý

Tài liệu
Bồi dưỡng sức chú ý

Nội dung

Bồi dưỡng sức chú ý

Chú ý là nút mở cửa của tâm hồn. Người nào giỏi tập trung sức chú ý của mình, sẽ mở toang được cửa sổ trí tuệ. Năng lực chú ý tốt là điều kiện tâm lý không thể thiếu trong học tập và công tác Năng lực chú ý tốt là cái có thể bồi dưỡng được.

Thứ nhất là bất kể học và làm gì đều phải có mục đích rõ ràng.Không phải ai cũng đều cảm thấy hứng thú đối với việc học tập và công tác của mình. Thiếu hứng thú sẽ ảnh hưởng đến chú ý. Xác định rõ tính mục đích của việc học tập và công tác, có thể tăng cường sự chú có ý thức, có thể bằng sự cố gắng của ý chí chú ý những công việc và học tập không thấy hứng thú, và duy trì được sự chú ý tương đối ổn định.

Thứ hai là, cần có hứng thú rộng và ổn định. Các loai chú ý của người ta sinh ra và được duy trì đều có liên quan với sự hứng thú nhất định, có thể nói rằng, bất kỳ sự chú ý nào đều dự vào hứng thú. Một người cái gì cũng chán ghét thì chẳng có cái gọi là chú ý nữa. Trong thực tiễn học tập và công tác, bồi dưỡng và phát triển một cách có ý thức hứng thú và sự yêu thích của bản thân giúp cho việc hình thành năng lực chú ý tốt đẹp.

Thứ ba là, phải làm chủ nhân của ''chú ý''. Phải bồi dưỡng cho mình khả năng trong bất kỳ điều kiện nào đều có thể tập trung chú ý vào sự vật cần chú ý. Điều đó đòi hỏi tăng cường rèn luyện ý chí, nắm vững bản lĩnh, dùng ý chí gạt bỏ nhiễu trong bất kỳ tình hình nào.

Phân tâm là mặt đối lấp của chú ý, nó thể hiện ở chỗ chú ý của người ta không ngừng di chuyển, không thể tập trung sức chú ý trong một thời gian dài. Để hoàn thành nhiệm vụ học  tập và công tác, phải tảng cường tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập và công tác, trên cơ sở đó  luyện tập thói quen tập trung chú ý trong học tập và công tác.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/752-02-633365951622621250/Cua-mo-va-kho-tang-cua-tam-hon/Boi-duong-s...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận