Tài liệu: Các loại tri giác

Tài liệu
Các loại tri giác

Nội dung

Các loại tri giác

Tri giác có thể chia làm ba loại: tri giác không gian, tri giác thời gian và tri giác vận động. Ba lọai tri giác này phản ánh đặc tính không gian, đặc tính thời gian, đặc tính vận động của sự vật.

Tri giác không gian là chỉ sự phản ánh đặc tính không gian của sự vật. Đặc tính không gian sự vật bao gồm hình dạng, mức to nhỏ, cự ly gần xa, phương hướng vị trí v.v... của sự vật: Do không gian  cũng chính là bao gồm tri giác hình dạng, tri giác lớn nhỏ, tri giác khoảng cách, tri giác tập thể, tri giác phương vị v.v...

Tri giác hình dạng được thực hiện dựa vào thị giác, xúc giác và động giác. Tri giác của con người về hình dạng của vật thể có tính ổn định tương đối. Nếu trước đây anh tương đối quen thuộc một vật thể nào đó, thì dù tri giác nó từ bất cứ một góc độ nào cũng đều không có sai sót gì. Tri giác lớn nhỏ là nhờ vào thị giác, nó đòi hỏi nắm được thông tin là về hai mặt: một là mức độ to nhỏ của bản thân vật thể, hai là khỏang cách giữa vật thể và chúng ta. Mặc dù vật thể to như nhau, nếu khoảng cách giữa chúng với chúng ta khác nhau thì chúng ta có thể thấy chúng không to như nhau. Nhưng nếu lúc đó nghĩ đến nhân tố khoảng cách thì có thể cảm thấy chúng to như nhau. Tri giác khoảng cách là dựa vào thị giác hoặc thính giác. Nếu nhìn thấy một cái cây bị một ngôi nhà che lấp chỉ lộ ra một phần cành lá, thì khẳng định rằng ngôi nhà cách chúng ta gần hơn. Người ta cũng thường dùng thính gíac để tri giác độ gần xa của vật thể. Ví như có thể căn cứ vào tiếng ô tô ở phía sau lưng để phán đoán xem độ gần xa giữa ô tô và ta. Tri giác lập thể là dựa vào thị giác. Khí quan sát vật thể, cái mà hai con mắt người ta nhìn thấy không hoàn toàn như nhau, mắt phải nhìn thấy vật phía phải nhiều hơn, mắt trái nhìn thấy vật ở phía  trái nhiều hơn. Như vậy hai loại hình ảnh thị giác không hoàn toàn giống nhau rơi vào hai vị trí giống nhau của võng mạc thị giác của hai con mắt, được gia công bởi những thông tin thị giác của đại não, nên vật thể nhìn thấy có cảm giác lập thể. Phim lập thể được phát mình dựa trên nguyên lý của tri giác lập thể. Tri giác phương vị được người ta thường dùng để phán đoán vị trí đông tây nam bắc, trên dưới, bên trái, bên phải, phía trước phía sau của bản thân hoặc của vật thể. Tri giác phương vị được thực hiện dựa vào nhiều loại cảm giác.

Tri giác thời gian là tri giác của con người về thời gian. Ví như phán đoán thời điểm xảy ra một sự việc nào đó, sự việc ấy diển ra bao lâu, nó diễn ra trước hay sau các sự việc khác v.v. . . , đó là tri giác thời gian. Khi tri giác thời gian, người ta thường dùng một hiện tượng khách quan nào đó làm. tiêu chuẩn tham chiếu. Ví như, người ta có thể dựa vào lúc mặt trời mọc hay lặn, trăng tròn hay khuyết, sự chuyển dịch của ngôi sao, sự thay đổi của bốn mùa v.v...để cảm nhận và phán đoán thời gian.

Tri giác thời gian thường có một số đặc điểm sau: Một là, nếu trong thời gian đó người ta làm một việc gì quan trọng, thú vị thì thường cảm thấy thời gian trôi đi rất nhanh; còn khi làm việc gì khô khan vô vị thì cảm thấy thời gian đi quá chậm, Hai là, khi hồi tưởng, quy trình đó hoàn toàn ngược lại. Ví như khi nhớ lại một bộ phim hay có rất nhiều tình tiết lý thú mà mình đã xem, thì cảm thấy bộ phim đó rất dài; ngược lại nếu là một bộ phim tồi vô vị, bạn cảm thấy hầu như không có tình tiết nào đáng nhớ, do đó cảm thấy bộ phim đó rất ngắn.

Tri giác vận động là phản ánh của con người đối với sự vận động của vật thể. Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến tri giác vận động. Trước tiên đó là tốc độ vận động của vật thể, ngoại trừ sự vận động rất chậm chạp và sự vận động rất nhanh mà con người không thể tri giác được. Ví như, viên đạn bắn từ nòng súng ra vì tốc độ của nó quá nhanh ngườì ta không thể tri giác được sự vận động của nó. Nhân tố thứ hai là khoảng cách giữa vật thể vận động và người quan sát: Vật thể vận động với cùng một tốc độ, nếu vật thể đó ở gần ta thì ta thấy nó vận động tương đối nhanh, nếu nó ở xa ta thì ta thấy nó vận động tương đối chậm. Nhân tố thứ ba là người ta chọn vật thể nào làm vật tham chiếu của sự vận động. Ví như vào ban đêm khi có mây và mặt trăng, nếu bạn coi mây là vật thể bất động, thì thấy trăng đang di chuyển phía sau mây, nếu bạn coi mặt trăng là vật thể bất động thì thấy mây di chuyển phía trước trăng. Thực ra, trong mối tương quan với mây thì trăng không di chuyển, nhưng trong mối tương quan với quả đất thì mặt trăng đang vận động. Nhân tố thứ tư là trạng thái tĩnh hoặc động của người quan sát. Ví như khi chiếc thuyền nhỏ có bạn ngồi trên đó rời bờ sông, có lúc bạn cảm thấy con thuyền dường như đứng yên, còn bờ sông thì dường như lùi lại phía sau vậy. Phim, truyền hình quảng cáo bằng đèn nê ông chính là sự thiết kế dựa vào tri giác vận động của con người.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/751-02-633365943602933750/Canh-cua-cua-tam-hon/Cac-loai-tri-giac.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận