Quá trình tư duy
Quá trình cơ bản của tư duy là phân tích tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá và khái quát.
Phân tích là quá trình phân chia ở trong đầu óc mình một sự ra thành các bộ phận để suy xem xét. Ví dụ, chúng ta chia thực vật ra thành rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt, chia động vật ra thành đầu, mình, chân, đuôi v.v...
Tổng hợp tức là quá trình gắn các bộ phận của sự vật lại với nhau để suy nghĩ xem xét trong đầu óc mình. Ví dụ, chúng ta gắn các tình tiết của tác phẩm văn học lại thành một tình huống hoàn chỉnh, gắn các bộ phận của một bức đồ họa lại thành lột bức vẽ hoàn chỉnh v.v...
So sánh, tức là quá trình so sánh các sự vật với nhau ở trong đầu óc mình, xác định điểm giống nhau và khác nhau của chúng. Ví dụ, so sánh táo tây và lê, sẽ pháp hiện ra chúng đặc tính của loại quả, nhưng chỉ khác nhau về hình dáng và mùi vị v.v...
Trừu tượng hoá là quá trình phân biệt ở trong đầu óc mình đặc trưng bản chất và đặc trưng phi bản chất của sự vật.Ví dụ, cho bạn 3 hình tam giác bằng chất dẻo, với ba màu đỏ, xanh lục và màu lam. Bằng suy nghĩ trừu tượng, bạn có thể trừu tượng hóa ra đặc trưng bản chất( đều là hình tam giác) và đặc trưng phi bản chất (màu sắc khác nhau) của chúng.
Khái quát là quá trình tách cái chung cùng có trong sự vật hiện tượng ra, lấy cái đó làm cơ sở, liên kết chúng lại với nhau trong óc của mình. Ví dụ, luật hình sự qui định 9 loại tội phạm, nhưng bất kỳ loại tội phạm nào cũng đều có 3 đặc trưng cơ bản: một là, hành vi đó nguy hại cho xã hội, hai là hành vi đó vi phạm luật hình sự, ba là hành vi đó phải chịu hình phạt. Quá trình rút ra các đặc trưng cơ bản chung cho các loại tội phạm và liên kết chúng lại với nhau tức là khái quát.