Tài liệu: Quan sát và khả năng quan sát

Tài liệu
Quan sát và khả năng quan sát

Nội dung

Quan sát và khả năng quan sát

Quan sát là một loại hoạt động tri giác có mục đích, có kế hoạch, tương đối lâu dài. Khả năng quan sát là năng lực hoạt động quan sát của con người.

Trên tấm bia đá ở cổng viện nghiên cứu của Paveov, nhà sinh lý học nổi tiếng thế giới có khắc câu nói nổi tiếng của ông ''Quan sát, quan sát, quan sát nữa'', để nhấn mạnh tẩm quan trọng của quan sát đối với công tác nghiên cứu. Darwin cũng từng nói: ''Tôi không có khả năng lý giải đột xuất cũng chẳng có trí tuệ gì hơn người, mà chỉ là về khả năng quan sát sự vật một cách tinh tế thì tôi có thể thuộc loại từ trung bình trở lên''. Xem vậy, khả năng quan sát thật vô cùng quan trọng.

Việc bồi dưỡng khả năng quan sát phải bắt đầu từ việc gần gũi với thiên nhiên, nhằm bồi dưỡng hứng thú quan sát. Đương nhiên, quan sát phải luôn đi đôi với sự suy nghĩ. Trong thiên nhiên bao la, đẹp đẽ có biết bao sự vật đáng để chúng ta để tâm quan sát. Loại hoa nào nở sớm nhất khi mùa xuân về? Những loại động vật nào vào mùa hè thường kêu ở trên cây? Vào mùa thu, ngày dài hay ngắn? Vào mùa đông khi tuyết rơi lạnh hay khi tuyết tan lạnh? Nếu chúng ta thường xuyên đề ý tới những hiện tượng này sẽ luyện cho mình thói quen thích quan sát, thích suy nghĩ, giúp cho mình tích lũy kinh nghiệm, nhận thức tốt hơn thế giới.

Mỗi lần quan sát đều phải có mục đích rõ ràng. Chỉ có xác định rõ ràng trước quan sát cái gì, tại sao cần quan sát, mới có thể bắn tên tới đích, quan sát thu được kết quả dự kiến. Phải căn cứ vào mục đích quan sát, chuẩn bị tốt một số tri thức bằng nhiều con đường, trước hết cần có một sự hiểu biết cơ bản đối với sự vật sẽ quan sát. Có như vậy qua quan sát sẽ có thể củng cố được những tri thức đó, và có thể dựa vào những điều thu lượm được qua quan sát bổ sung cho những tri thức đó.

Trước mỗi lần quan sát đều phải vạch ra một kế hoạch quan sát tương đối tỉ mỉ chặt chẽ để việc quan sát được tiến hành theo một trình tự nhất định.

Trong quá trình quan sát phải động não, vừa quan sát, vừa suy nghĩ vừa phân tích, không được dừng việc quan sát ở hiện tượng bề mặt của sự vật, phải luôn luôn nghỉ “tại sao”.

 Sau khi quan sát, kết thúc, phải làm tốt khâu tổng kết việc quan sát. Ví dụ, qua quan sát, bản thân học được gì, trong quá trình quan sát bỏ sót mất hiện tượng nào, bản thân hiểu được những hiện tượng nào, những hiện tượng nào còn chưa rõ v.v...

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/751-02-633365944772621250/Canh-cua-cua-tam-hon/Quan-sat-va-kha-nang-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận