Tài liệu: Lưu giữ và quên

Tài liệu
Lưu giữ và quên

Nội dung

Lưu giữ và quên

Sau khi ghi nhớ sự vật bên ngoài, lưu giữ chúng lại, đó là quá trình lưu giữ. Nhưng trong quá trình lưu giữ, tài liệu ghi nhớ có thể có sự biến đổi nhất định, đó chính là sự quên.

Cái mà chúng ta thường gọi là quên có thể chia làm hai loại: một loại là quên mãi mãi, một loại là quên tạm  thời. Ví như ở trong lớp học, học sinh học rất thuộc bài thầy dạy, nhưng khi bị thầy gọi lên đọc bài trước bục giảng thì thường là đọc không ra, khi về chỗ thì lại nhớ ngay. “Lú ruột'' trong khi thi cử là thuộc loại này. Xem vậy, những nhân tố tinh thần căng thẳng v.v...có thể ảnh hưởng đến trí nhớ tạo lên sự quên tạm thời.

Nhà tâm lý học Ebbinghaus (Đức) đã nghiên cứu có hệ thống sự quên, đã miêu tả bằng đường gấp khúc nổi tiếng về sự quên. Đường gấp khúc này chỉ rõ tiến trình của sự quên không cân đối, trong một thời gian ngắn sau khi ghi nhớ, quên tương đối nhanh, sau đó thì chậm dần lại. Cho nên sau khi học tri thức mới cần phải ôn tập kịp thời, nhân lúc tài liệu ghi nhớ chưa kịp bị quên đi thì củng cố và tăng cường khả năng ghi nhớ ngay.

Nhà tâm lý học còn phát hiện thấy sự quên có liên quan với tính chất của tài liệu ghi nhớ. Nói chung, động tác thành thạo tài liệu hình ảnh dễ lưu trữ được lâu thì quên chậm; ngược lại, tài liệu khô khan vô vị, nội dung trừu tượng khó lưu giữ, quên tương đối mau.

:

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/752-02-633365955858246250/Cua-mo-va-kho-tang-cua-tam-hon/Luu-giu-va-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận