Sức mạnh của ý chí
Tương truyền rằng khi còn ấu thơ Lý Bạch gặp một bà cụ già đang mài một cây gậy Sắt để làm kim Lý Bạch rất xúc động, thay đổi ý định bỏ học, quyết chí học hành gian khổ như bà già mài kim, cuối cùng ông trở thành một nhà thơ nổi tiếng được gọi là ''thi tiên” (ông tiên thơ). Câu chuyện này là nguồn gốc của thành ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim”, nó dạy chúng ta rằng: nếu bền lòng vững chí, gắng công gắng sức thì làm bất cứ việc gì cũng thành công. “Bền lòng'' cũng chính là khả năng ý chí nói trong tâm lý học.
Con người có ý chí kiên cường có thể hăng hái vươn lên trong hoàn cảnh gian nan khốn khó, lập nên sự nghiệp; người ý chí bạc nhược khi gặp khô khăn thường chùn bước, cuối cùng một việc cũng chẳng thành.
Vì có lý tưởng cao cả và ý chí kiên cường nên rất nhiều chiến sĩ cách mạng đã không khuất phục trước đủ mọi hình thức tra tấn dã man của nhà tù đế quốc, thực dân.
Có khi , tác dụng của ý chí có thể làm chậm lại sự tử vong. Ở thế kỷ V trước Công nguyên, một người truyền tin Hy Lạp chạy liền một mạch hơn 42km từ Marathon đến Athenes, sau khi báo được tin người Hy Lạp đã chiến thắng người Ba Tư, người đưa tin đó mới ngã xuống chết. Môn thi chạy maratông 42195m ngày nay được đặt ra chính là để kỷ niệm vị anh hùng đó.
Một người muốn có thành tựu phải có chí hướng lớn, và quan trọng hơn là phải kiên trì không mệt mỏi thực hiện chí hướng đó.