Niềm tin và động lực
Niềm tin là một sức mạnh bên trong khích lệ người ta dựa vào quan điểm, nguyên tắc mà bản thân cho là đúng đắn để hành động thực hiện mục tiêu đã định. Trong quá trình hoạt động tiễn lâu dài, người ta dựa vào nội dung cuộc sống của một người và tri thức đã tích lũy được, trải qua quá trình suy đi nghĩ lại sâu sắc, rồi từ đó hình thành nên niềm tin.
Niềm tin một khi đã hình thành, sẽ có thể sinh ra lực thúc đẩy mạnh mẽ, khiến cho người ta bền bỉ phấn đấu để thực hiện một mục tiêu nào đó. Chỉ có dựa vào một niềm tin sâu sắc mãnh liệt vào tính đúng đắn của công việc mình làm, nhà dược học và y học nổi tiếng của Trung Quốc Lý Thời Trân mới sống nhiều năm tháng trong rừng sâu heo hút, gặp gỡ hàng vạn người, đọc hàng ngàn cuốn sách, làm hàng ngàn cuộc thực nghiệm thành công và thất bại, để cuối cùn sau 27 năm viết nên bộ sách Bản thảo cương mục đồ sộ gần 2 vạn chữ.
Những người phấn đấu cho niềm tin của mình chẳng những biểu hiện một ý chí kiên cường và tính tích cực mạnh mẽ, mà khi cần có thể hiến dâng cả sinh mạng của mình. Thời trung cổ, nhiều nhà khoa học vì kiên trì bảo vệ niềm tin khoa học đúng đắn của mình mà bị nhà thơ trung cổ giết hại. Nhìn từ góc độ của tâm lý học, sức mạnh của niềm tin không tách khỏi trạng thái tinh thần, ý chí của con người. Khi một người bị thất bại, bi quan thất vọng, tinh thần sa sút, thì niềm tin của người đó lung lay, nếu là một kẻ ý chí bạc nhược thì có thể gục ngã từ đó.Nhưng đối với một người có ý chí kiên cường sẽ có thể bình tĩnh phân tích hoàn cảnh và năng lực của bản thân, niềm tin không hề bị lay chuyển, tinh thần vẫn cao, dốc toàn sức lực cho công việc. Niềm tin là sản vật của ý chí kiên cường, là bảo đảm cho một tinh thần tốt đẹp.
Niềm tin không phải là trời sinh, nó được hình thành dần từng bước trong cuộc sống, dưới ảnh hưởng của giáo dục. Qua những công trình nghiên cứu về sự hình thành niềm tin đạo đức thấy rằng trẻ em ở những năm đầu của tiểu học chưa có niềm tin đạo đức, hành vl của các em chủ yếu chịu sự chế ước của điều kiện bên ngoài. Trẻ em ở những lớp giữa và cuối cấp tiểu học chỉ có những biểu hiện bước đầu của niềm tin đạo đức. Các em tuy có nguyện vọng kiên trì thực hiện một số hành vi đạo đức nào đó, nhưng tính tự giác còn kém, và không vững vàng. Những khái niệm đạo đức mà các em thiếu niên nhi đồng nắm được ở thời kỳ tiểu học sẽ giúp các em với tác động giáo dục của tập thể, đội Thiếu niên tiền phong và đoàn Thanh niên cộng sản ở nhà trường, bắt đầu hình thành dần từng bước niềm tin đạo đức tương đối tự giác, ổn định.