Tính hai mặt trong sự phát triển của thiếu niên
Thời kỳ thiếu niên từ 11, 12 tuổi – 14 tuổi là thời kỳ tinh lực dồi dào, trí tuệ phát sáng. Đây là thời kỳ quá độ tất yếu phát triển từ tuổi nhi đồng lên tuổi thành niên, là thời kỳ bước ngoặt quan trọng của đời người. Ở thời kỳ này, em thiếu niên có thể hé ra tài năng, trí tuệ lóe sáng, bước lên con đường thành tài, cũng có thể chệch đường phạm tội, đi lầm đường, cắt đứt con đường tiến lên của mình. Đây là “tính hai mặt” của tuổi thiếu niên.
Tính hai mặt này do sự biến đổi trong cơ thể và tâm hồn của thiếu niên gây ra. Vì rằng ở thời kỳ này sự phát dục của thiếu niên đột nhiên tăng nhanh, năng lượng hoạt động tăng mạnh, tinh lực dồi dào của các em đòi hỏi phát tiết ra ngoài. Song, nhận thức của các em còn tương đối mơ hồ, thường phân biệt không rõ giới hạn giữa dũng cảm và thô bạo, can đảm và lỗ mãng, quyết đoán và khinh suất, ngoan cường và cố chấp, thẳng thắn và thô thiển v.v. Các em một mặt biểu hiện rất xuất sắc trong học tập và hoạt động, mặt khác cũng có thể dùng những hành vi hoang đường để làm tiêu ma tinh lực dồi dào của mình, tạo ra những lầm lỗi lớn. Ví dụ, có thiếu niên hiểu dũng cảm là ''dám làm việc người khác không dám làm”, hiểu quyết đoán là ''nói làm là làm”, coi hung hăng đánh nhau là bản lĩnh anh hùng, coi tình nghĩa bạn bè là “tốt với bạn”, để tỏ ra ''can đảm'' cố ý vặc lại em thầy cô, giáo, thậm chí bảo trộm cắp là ''phân phối theo nhu cầu'' v.v...
Ở thời kỳ này, thiếu niên có ''ý nghĩ làm người lớn'' mạnh mẽ, biểu hiện nổi bật đòi hỏi độc lập, tránh ỷ lại vào người lớn. Khi đó bất kể là lời nói, cử chỉ, ăn mặc, nội dung hoạt động, phương thức sinh hoạt. . . , các em đều ra sức thể hiện tính độc lập của mình. Ví dụ trong hoạt động, các em gạt các em lứa tuổi nhi đồng ra, mở rộng phạm vi giao tiếp, ngôn ngữ cử chỉ không phụ theo cha mẹ, chủ động làm những công việc ngưới lớn làm v.v... Song các em thiếu kinh nghiệm cuộc sống, thiếu năng lực tự kiềm chế cần thiết. Mâu thuẫn giữa đòi hỏi được độc lập với năng lực tự giải quyết tương đối kém, một mặt với sự giáo dục chỉ dẫn đúng đắn tăng cường được năng lực độc lập học tập, độc lập giải quyết vấn đề, tự quản lý mình; mặt khác cũng có thể do thiếu sự chỉ dẫn đúng mà làm những việc sai trái, do thất bại mà mất lòng tin, hoặc sinh ra những hiện tượng tâm lý xấu như sợ khó khăn v.v...
Thời kỳ tuổi thiếu niên lòng tự trọng rất cao. Cùng nảy sinh với ''ý nghĩ là người lớn'' các em bắt đầu ý thức được giá trị của bản thân, cho rằng mình phải được người khác tôn trọng. Bởi vậy đã nảy sinh nhu cầu mãnh liệt đòi được tôn trọng. Nhưng có một số thầy cô giáo, cha mẹ thường không hiểu nhu cầu tâm lý đó của các em, vẫn cứ coi các em là ''con nít'', nên đã làm tổn thương lòng tự trọng của các em. Lòng tự trọng tăng có khả năng thúc đẩy học sinh tiến bộ, nhưng cũng có khả năng làm cho học sinh vì nhằm thỏa mãn lòng tự trọng một cách phiến diện mà làm việc bậy bạ.
''Tính hai mặt'' của tuổi thiếu '' niên nhắc nhở chúng ta đây là thời kỳ đầy mâu thuẫn, thiếu niên vừa hiểu biết vừa không hiểu biết, vừa có tính độc lập, vừa có tính ỷ lại, vừa giống người lớn vừa giống trẻ con, ở vào một thời kỳ chín muồi một nửa “thể xác của người lớn, tâm lý của trẻ con”. Bởi vậy ở thời kỳ này phải nhắc nhở các em cần nghiêm khắc đòi hỏi bản thân, cố gắng sớm trưởng thành.