Tài liệu: Động cơ học tập

Tài liệu
Động cơ học tập

Nội dung

Động cơ học tập

Mọi người thường nói: xe lửa chạy nharth là nhờ vào đầu tầu. Đầu tầu có lắp máy động lực, xe lửa không có máy động lực thì không chạy được. Hoạt động học tập của con người cũng cần có một máy động lực, đó chính là động cơ học tập . Bất kỳ hoạt động học tập nào đều do động cơ học tập dẫn tới.

Động cơ học tập là động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy học sinh học tập, thể hiện nhu cầu tâm lý của học sinh đối với học tập. Nó có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình học tập và hiệu quả học tập. Một học sinh có động cơ học tập mạnh mẽ đúng đắn thì em đó sẽ có tính tự giác và tính chủ động cao, sẽ cảm thấy học tập là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của mình không phải là có cũng được không cũng được, thực sự xác lập được tư tưởng ''tôi cần học'', do đó trong hoạt động học tập thể hiện một thái độ tích cực và một hứng thú mạnh mẽ, trong quá trình học tập tập trung sức chú ý, khắc phục mọi khó khăn, từ đó giành được hiệu quả học tập tương đối tốt. Những học sinh không có động cơ học tập đúng đắn thường cho rằng học tập là để đối phó với cha mẹ, đồi phó với thầy cô, là người khác ''cần ta học'', do đó trong hoạt động học tập thường tiêu cực bị động, đương nhiên hiệu quả học tập cũng sẽ kém.

Động cơ học tập của học sinh có ba loại. Loại thứ nhất, xét về nội dung, tính chất của động cơ học tập thì có động cơ học tập đúng đắn và động cơ học tập không đúng đắn. Ví dụ nắm tri thức khoa học văn hoá để xây dựng Tổ quốc thành một quốc gia hiện đại là động cơ đúng đắn, cao cả, còn động cơ học tập chỉ vì lợi ích cá nhân là không đúng đắn,nhưng không duy trì được. Loại thứ hai, xét về mối quan hệ giữa động cơ học tập và họat động học tập có động cơ học tập trực tiếp, cận cảnh và động cơ học tập gián tiếp, viễn cảnh. Hai loại động cơ này trực tiếp trong học tập. Như học sinh tiểu học để được thầy cô khen, học sinh phổ thông cơ sở cố gắng để giành được thành tích tốt, học sinh phổ thông trung học học miệt mài để thi vào đại học v.v... Loại động cơ tương đối cụ thể, có hiệu quả thực tế, nhưng tác dụng của nó tương đối ngắn và không ổn định, dễ dàng thay đổi theo tình hình. Động cơ học tập gián tiếp viễn cảnh không gắn trực tiếp với bản thân hoạt động học tập, nhưng có liên quan với ý nghĩa xã hội của kết quả hoạt động học tập hoặc tiền đồ của cá nhân. Động cơ “học tập để xây dựng đất nước thành một quốc gia lớn mạnh hiện đại” gắn bó mật thiết với các em nhận thức được ý nghĩa của việc học tập, với chí hướng lớn 1ao và thế giới quan của các em. Cho nên động cơ này một khi hình thành sẽ có tính ổn định và tính lâu dài tương đối lớn, không dễ thay đổi vì những nhân tố ngẫu nhiên trong thực tế, có tác dụng trong một thời gian tương đối dài. Loại  thứ ba, xét về mức độ tác động mạnh yếu của động cơ học tập đối với hoạt động học tập thì có  động cơ học tập mang tính chất chủ đạo và động cơ học tập mang tính chất phụ trợn. Động cơ học tập mang tính chất chủ đạo là động cơ học tập ở vào địa vị chủ yếu và có tác dụng chi phối trong nhiều động cơ học tập. Những động cơ học tậpcòn lại vào địa vị thứ yếu, có tác dụng phụ thuộc thì được gọi là động cơ học tập có tính chất phụ trợ.

Bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn, cao cả, gián tiếp, viễn cảnh là điều kiện quan  trọng để giành được thành tích học tập tốt.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/757-02-633365991649808750/Tam-ly-trong-hoc-tap/Dong-co-hoc-tap.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận