Tài liệu: Vật chất biến đổi không ngừng

Tài liệu
Vật chất biến đổi không ngừng

Nội dung

VẬT CHẤT BIẾN ĐỔI KHÔNG NGỪNG 

Vật chất trong thế giới tự nhiên thay đổi từng giờ, từng phút. Từ khi loài người biết sáng tạo và sử dụng công cụ, giới tự nhiên càng thay đổi nhanh chóng. Ngày nay chúng ta sử dụng một vật nài đó ban đầu hầu như vô dụng hoặc ở trạng thái ít công dụng nhưng nhờ sự gia công của con người mà biến thành các vật hoàn toàn khác và có ích. Ghế ngồi được chế tạo từ gỗ, chén uống nước được chế tạo từ đất, giấy được làm từ tre, nứa, gỗ, lau cỏ tạo ra. . . ,

Trong giới tự nhiên vật chất dù có vô vàn kiểu biến đổi, nhưng dưới con mắt của  các nhà hóa học có thể chia các biến đổi thành hai loại. Trong đó có một loại biến đổi làm thay đổi tính chất của các chất tạo thành, người ta gọi đó là biến đổi hóa học. Ví dụ màu xanh của lá biến thành vàng; oxy và hydro hợp thành nước, sắt bị gỉ, đồng hòa tan trong acid nitric, xăng dầu cháy trong động cơ đốt trong, từ quặng sắt luyện thành thép; amoniac phân giải thành nitơ, hyđro v.v. . Một loại khác mà khi biến đổi xây ra không sinh ra một chất mới, mà chỉ làm thay đổi tính chất vật lý của vật chất, người ta gọi đó là biến đổi vật lý. Ví dụ hơi nước trong không khí ngưng lại thành mưa, tuyết, băng, từ nước biển kết tinh ra muối, dùng gỗ để chế tạo đồ gia dụng; nung chảy sắt thép v.v.

Mỗi biến đổi hóa học đều sinh ra một (hoặc nhiều) chất mới, trong đó có một số cần thiết cho chúng ta, có loại chúng ta không cần đến, thậm trí có hại. Thí dụ từ các khoáng vật ta luyện các kim loại, từ các kim loại ta có thể gia công thành các vật dụng bằng kim loại. Từ đầu nguyên khai ta có thể thu được các hợp chất hữu  cơ là các bua hydro; rồi qua các phản ứng hóa học ta có thể chế tạo chất dẻo, vật liệu sợi, dược phẩm cũng như cao su tổng hợp, chế tạo thành hàng nghìn hạng vạn các chế phẩm hóa học làm cho cuộc sống của chúng ta phong phú nên nhiều.

Thế nhưng mỗi biến đổi hoá học lại có thể kèm theo các tác dụng phụ làm cho người ta lo lắng. Đặc biệt người ta quan tâm đến việc ô nhiễm môi trường. Ví dụ than đá cháy sẽ sinh ra cacbon dioxyt, dioxyt lưu huỳnh. Xăng dầu cháy sẽ sinh ra mong oxyt các bon, hợp chất oxyt nitơ, các khí này sẽ bay vào bầu khí quyển. Các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học chảy vào sông hồ. Rác rưởi từ các gia đình, vật liệu phế thải công nghiệp tích lại như núi. Do đó có thể thấy, loài người khi sử dụng các biến đổi hóa học có lợi cho mình thì đồng thời cũng tạo ra nguồn gốc tai hoạ tiềm tàng. Các nghiên cứu khoa học là nhằm khống chế các biến đổi hóa học để sản sinh của cải có lợi, giảm bớt việc tạo ra các vật phẩm có hại.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/549-02-633341119331522500/Tu-vu-tru-den-the-gioi-nguyen-tu/Vat-chat-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận