HANG ĐỘNG KIỆT TÁC CỦA TỰ NHIÊN
Các núi Thất tinh và Lư địch ở Quế lâm rất nổi tiếng, khách du lịch đến Hàng châu hay thăm cảnh tiên Dao lâm cùng các hang động đá vôi, rừng măng đá nhiều vẻ như là thể giới thần thoại. Cảnh trí nhiều màu nhiều ve này đúng là kiệt tác của tự nhiên.
Ta có thể làm một thí nghiệm đơn giản sau đây để thấy cách hình thành hang động. Dùng một ống nhựa cho vào nước vôi trong rồi thổi liên tục, trước hết nước vôi trong sẽ bị đục. Nhưng nếu bạn lại tiếp tục thổi thì nữa vôi sẽ lại trong suốt trở lại. Nguyên nhân của hiện tượng đó là do lúc mới bắt đầu thổi, trong luồng khí thổi có các bon dioxyt khí này sẽ tác dụng với canxi hydroxyt và biến thành canxi cacbonat không tan trong nước, làm nước vôi trong bị đục. Nếu lại tiếp tục thổi thí khí cacbon điotxyt lạitiếp tục tác dụng với canxi cacbonat và biến thành canxi bicacbonat (hay còn gọi là cacbonat axit canxi) dễ tan trong nước.
Những biến đổi hóa học sảy ra trên đây cũng chính là nguyên nhân tạo thành các hang động. Vì mưa ngầm dưới đất có chứa nhiều cacbon dioxyt, loại nước này khi qua các địa tầng sẽ hòa tan dần dần đá vôi sẽ hình thành cacbonat axit canxi tan trong nước và theo dòng nước trôi đi, cuối cùng hình thành một hang động lớn. Đồng thời nước có chứa cacbon dioxyt như là một nhà điêu khắc, đục đá thành nhiều cảnh núi non kì thú. Ngoài ra các giọt nước có chứa canxi bicacbonat ở trên vòm động nhỏ xuống, dưới điều kiện nhiệt độ thích hợp lại biến thành canxi cacbonat không tan. Canxi cacbonat sẽ bám lại trên vòm hang động lâu dần biến thành các nhũ đá. Canxi cacbonat rơi xuống sưới lâu dần cao lên thành măng đá. Khi nhũ đá và măng đá nối liền với nhau sẽ thành các “trụ đá'' . Sau đó qua sự gia công chỉnh lại của con người làm cho các hoa đá, cây đá, nhũ đá, rèm đá, trụ dá VV. càng trở nên đẹp đẽ dễ nhìn. Lý Tần một nhà thơ đời Đường có hai câu thơ mô tả hang động hết sức chân thực: ''Thạch thượng sinh linh quẩn, tuyền trung lạc dị hoa'' có nghĩa là “Măng sinh mọc trên đá, suối sâu rải Kỳ hoa”.