CÁC CHẤT “KHÍ LƯỜI”
Heli (He); Neon (ne); Agon (An); Gripton (Kr); Xenon (xe) là các khí lười, gọi là các khí trơ.
Ngày 13-8- 1894 nhà hóa học Anh Ramsay và nhà vật lý học Rayleigh, trong một báo cáo khoa học của lình đã công bố phát hiện được một nguyên tử mới có tính chất hết sức đặc biệt. Nguyên tố này tồn tại ở thể khí, dù cho dùng các tác nhân kích thích mạnh đến mấy đi nữa, nó cũng cứ trơ ra, do vậy người ta đặt tên nó là Argon, có nghĩa là lười. Sau đó người ta còn phát hiện thấy nhiều nguyên tố khác cũng có tính chất tương tự. Chúng giống như các ''ẩn sĩ'' trong các nguyên tố hóa học, chúng không tham gia phản ứng hóa học với các nguyên tố khác. Nguyên nhân của hiện tượng đó là ở đâu? Nguyên do là nguyên tử Heli có kết cấu vành điện tử ngoài cùng có hai điện tử rất ổn định, các ''khí lười” (hay còn gọi là khí trơ ND) đều có kết cấu vành điện tử ngoài cùng là 8 điện tử hết sức bền vững. Từ thời đó lý luận hóa học đã cho rằng các nguyên tố hóa học có loại kết cấu tương tự không thể tham gia các phản ứng hóa học. Do đó các nhà hóa học đi đến kết luận là các nguyên tố khí trơ không thể tạo các hợp chất hóa học.
Vào năm 1962, nhà hóa học trẻ người Anh là Bartlett trong khi tiến hành thí nghiệm phản ứng giữa flo và platin đã bất ngờ thu được một chất rắn mầu đỏ thẫm. Qua phân tích mới biết đó là hợp chất hexafloplatidin (O2PtF6 ) từ hợp chất này đã đưa đến kết luận là phân tử oxy có kết cấu vành điện tử ổn định 8 điện tử có thê bị mất đi điện tử để trở thành ion dương mà oxy là nguyên tố rất khó mất điện tử, khả năng mất đi một điện tử của oxy còn khó hơn là Xenon. Thế thì nguyên tố khí trơ là Xenon liệu có thể mất đi một điện tử để trở thành ion dương được không? Hexafloplatidin lại là một chất oxy hóa mạnh, nếu cho Hexafloplatidin tác dụng với Xenon thì sự thể ra sao?
Bartlest dựa theo các điều kiện và phương pháp chế tạo Hexafloplatidin đã cho Hexafloplatidin tác dụng với Xenon ở nhiệt độ thường. Cuối cũng đã thu được Hexafloplat. Xenon là một chất rắn màu da cam. Đó là hợp chất của khí trơ đầu trên trên thế giới. Sau đó các hợp chất của Xenon với Flo, cho oxy tiếp tục được chế tạo. Không những thế người ta còn điều chế được Florua Radon difloargon và các hợp chất của khí trơ đã lên đến hàng trăm.
Việc chế tạo thành công các hợp chất của khí trơ một lần nữa chứng tỏ cho các nhà khoa học là khoa học không có điểm dừng.
Cái mà hôm nay là chân lý thì có thể sẽ là sai lầm trong tương lai. Chỉ có dũng cảm đi sâu nghiên cứu thì mới có thể đi đến gần chân lý.