Tài liệu: Các ký hiệu nguyên tố là bộ chữ cái trong ngôn ngữ hóa học

Tài liệu
Các ký hiệu nguyên tố là bộ chữ cái trong ngôn ngữ hóa học

Nội dung

CÁC KÝ HIỆU NGUYÊN TỐ LÀ BỘ CHỮ CÁI

 TRONG NGÔN NGỮ HÓA HỌC

 

Khi bạn bè gặp nhau, bắt tay nhau là biểu hiện tình hữu hảo, đó là một dấu hiệu thông dụng cho toàn thế giới. Cũng giống như loài người có "dấu hiệu''' hữu hảo, các nguyên tố hóa học cũng có ký hiệu của chính mình, đó là ngôn ngữ hóa học chung cho toàn thế giới. Lần đầu tiên tiếp xúc với hóa học có nội dung phức tạp, thuật ngữ lại quá nhiều, làm người ta khó nắm đứợc đầu đuôi. Có được ký hiệu hóa học, nắm được các qui luật bên trong, hóa học trở nên có thể nắm bắt được việc học tập sẽ dễ dàng hơn.

Vào thời cổ đại, chưa có các ký hiệu hóa học eho toàn thế giới. Vào thời đó các nhà luyện kim, mỗi người tự đặt ra các ký hiệu cho riêng mình để còn biểu thị hóa học vật chất. Ví dụ người ta dùng vòng tròn có chấm cứu để biểu thị cho vàng, một vòng tròn có nét ngang biểu thị cho muối vòng tròn có nét gạch đứng biểu thị diêm tiêu, chữ thập biểu thị cho dấm v.v.Tùy sự phát triển của hóa học, các hóa chất được phát hiện ngày càng nhiều, các ký hiệu để biểu thị các chất ngày càng nhiều, thậm trí cùng một loại chất có thể có đến hàng chục hoặc hàng trăm ký hiệu. Điều đó cản trở sự phát triển của hóa học.

Vào năm 1860 trên thế giới mới có qui định chung về các ký hiệu hóa học các nguyên tố nên cộng đồng các nhà công tác khoa học trên toàn thế giới mới có ngôn ngữ hóa học thống nhất

Một ký hiệu hóa học cho một nguyên tố nào đó giống với từ mẫu trong bộ chữ cái tiếng Anh. Bộ chữ cái tiếng Anh có 26 chữ cái mà các nguyên tố hóa học lại  có đến hơn 100. Vì vậy người ta dùng một hoặc vài chữ cái để biểu thị một nguyên tố hóa học: Một chữ cái thứ nhất viết to và chữ cái thứ hai viết nhỏ. Ký hiệu nguyên tố có ba ý nghĩa: ý nghĩa thứ nhất là đại biểu cho một nguyên tố, ý nghĩa thứ hai đại biểu cho một nguyên tử của nguyên tố đó, ý nghĩa thứ ba là đại điện cho mol các hạt nhân nguyên tố đó. Ví dụ ký hiệu Ca là đại biểu cho nguyên tố can xi, cũng đại biểu cho một nguyên tử canxi, cũng là đại biểu cho một mol nguyên tử canxi.

Ký hiệu hóa học là lấy chữ cái đầu của tên nguyên tố đó bằng chữ la tinh, sau chữ các đầu to là đến chữ cái thứ hai  viết nhỏ thường là chữ cái thứ hai của tên nguyên tố viết bằng chữ la tinh. Ví dụ nguyên tử sắt ký hiệu là Fe, nguyên tố đồng ký hiệu là Cu. Với các nguyên tố mà tên la tinh có chứ  cái thứ hai giống  nhau thì người ta lại lấy chữ cái thứ  ba viết nhỏ sau chữ cái thứ nhất viết to. Ví dụ với các nguyên tử Asen, Bạc, Argon người ta ký hiệu bằng As, Ar, Ag.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/550-02-633341132861053750/Ngon-ngu-cua-the-gioi-hoa-hoc/Cac-ky-hieu-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận