MOL LÀ “TÁ” CỦA CÁC NHÀ HÓA HỌC
Khi chúng ta mua pin, bít tất, xà phòng v.v chúng ta thường dùng tá để đếm. ''Tá'' là số lượng dùng để đếm các đơn vị. Một tá là 12 đơn vị vật phẩm vi như nói tá pin tức là 12 cái pin.
Trong hóa học cùng có một loại dùng để đếm các đơn vị gọi là mol đó là đơn vị để đo số lượng nguyên tử, phân tử cũng giống như “tá” của các nhà hóa học. “Tá” của các nhà hóa học chính là con số 6,02 x 1023 là số nguyên tử, phân tử trong một mol. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên về con số thì số phân tử trong 1mol lớn hơn con số 12 nhiều lần. Ví như trong 1 gam nước có 3,6.1022 phân tử nước, 1 gam cacbon có 5,0 x 10522 nguyên tử cacbon. Đó là con số dài như con số trong thiên văn rất khó nhớ.
Thế nhưng nếu dùng mol làm đơn vị đo thì ta có thể nói 1g là 0,056 mol nước, 1g cacbon là 0,083 mol nguyên tử cacbon, điều đó quả là rất tiện lợi. Vì con số này do Avogadro đề ra nên người ta gọi con số này là số Avogadro.
Dùng đơn vị mol để đo lường vật chất quả là rất tiện lợi. Các nhà khoa học dùng 1mol (một “tá”) để đo lượng nguyên tử các bon (đơn vị cacbon chính là 12) chính là có 12 gam cacbon. Theo đó người ta cũng dễ tính được khối lượng 1 mol nguyên tử gam các chất khác. Ví dụ khối lượng mol nguyên tử gam hydro là 1gam, 1 mol nguyên tử sắt là 55,85 gam; 1 mol nguyên tử gam oxy là 16 gam v.v. Từ đó chúng ta cũng dễ thấy là mol nguyên tử gam của bất kỳ một chất nào đó về giá trị là bằng khối lượng nguyên tử của chất đó. Việc tính toán khối lượng phân tử cũng như các ion đều cũng làm theo cách đó. Vì vậy ta có thể nói mol cũng giống như một cái cầu đặt mối liên quan giữa hạt vốn không nhìn thấy được bằng mắt cùng với một tập hợp lớn các hạt đo lường bằng con số. Chúng ta nói 1 mol cacbon phản ứng với 1 mol oxy sẽ cho 1 mol cac bon dioxyt.