MẠNH TỬ, MỘT ĐẠI BIỂU TRỌNG YẾU CỦA NHO GIA
Mạnh Tử (372 - 289 tr.CN) là nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại của Trung Quốc, là nhân vật tiêu biểu của Nho gia sau thời Khổng Tử. Ông là người đất Châu thời Chiến Quốc (đông nam huyện Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày nay), tên thật của ông là Mạnh Kha.
Mạnh Tử cha mất từ nhỏ, do mẹ nuôi dưỡng thành người. Mẹ đòi hỏi Mạnh Tử rất nghiêm, rất chú ý đến: việc giáo dục ông. Khi còn nhỏ, nhà ông ở gần bãi tha ma, ông thường chơi trò chôn cất người chết. Mẹ ông bèn dọn nhà đến gần nơi phố xá chợ búa, Mạnh Tử lại chơi trò bắt chước người bán hàng, rao hàng. Mẹ Mạnh Tử lại dọn nhà đến ở gần trườnghọc, Mạnh Tử khi vui chơi, học theo những phép tắc chào hỏi, đi đứng. Mẹ Mạnh Tử thấy đây là nơi tốt cho việc giáo dục con bèn định cư tại đó. Đây là câu chuyện ''Mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà ở''.
Khi trẻ, Mạnh Tử theo học học thuyết Nho gia của một đệ tử của Tử Tư. Tử Tư là cháu nội của Khổng Tử, vậy Mạnh Tử cũng có thể được coi là người tiếp nối gián tiếp của Khổng Tử. Về sau Mạnh Tử chuyên sống về dạy học, thu nhận đồ đệ. Cũng thư Khổng Tử, ông từng dẫn học trò đi chu du các nước, học trò đi theo ông. khi đông nhất có đến vài trăm người. Ông đã đến nước Tống, nước Nguỵ đã làm khanh của Tề Tuyên Vương. Những kẻ thống trị của các nước, chỉ coi ông là một học giả đáng kính thôi, không tiếp thu chủ trương chính trị của ông. Cuối đời ông trở về quê hương dạy học viết sách mạnh Tử .
Mạnh Tử là người kế thừa chính tư tưởng của Khổng Tử, người đời sau ghép tên hai ông lại thành Khổng Mạnh. Mạnh Tử phá huy mạnh Nhân học của Khổng Tử, nêu nên chủ chương Nhân chính; cho rằng phải để cho nông dân chiếm hữu một lượng đất đai nhất định, giảm sưu thuế, hạ mức hình phạt. Ông còn nêu công khai các khẩu hiệu: “Dân vi quí”, ''Quân vi khinh'', kêu gọi trong một chừng mực nhất định ''cải thiện'' quan hệ vua tôi. Nhưng Mạnh Tử xuất phát từ học thuyết tính thiện: người ta sinh ra vốn đã có bản tính lương thiện, cho rằng muốn thực thi Nhân chính đều phải dựa vào kẻ thống trị mở rộng ''nhân tâm'' (lòng nhân) ông còn tuyên truyền, đề cao: “Người lao tâm cai trị người, kẻ lao lực bị người cai trị, kẻ bị người cai trị phải nuôi người, người cai trị kẻ khác được người nuôi''. Đây là tư tưởng biện hộ cho việc áp bức và bóc lột nhân dân của giai cấp thống trị.
Sau khi tạ thế, Mạnh Tử không lập tức được giai cấp thống trị coi trọng, cho mãi tới sau đời Tống mới được đưa lên vị trí thứ hai chỉ sau Khổng Tử, được tôn làm ''Á Thánh'', và sách Mạnh Tử cũng được liệt là một trong ''Tứ thủ ngũ kinh”, thuộc lại sách kinh điển phong kiến.