Một ngày trong vũ trụ của nhà du hành
“Tôi thấy mình treo lơ lửng bằng một tay trong vũ trụ, sau đó nhún nhảy ra xung quanh. Nhờ đó, tôi có thể quan sát toàn cảnh trái đất. Bầu khí quyển hoàn toàn trong suốt, và bên dưới nó, từng chi tiết trên hành tinh xanh ngắt của chúng ta hiện ra”, Jim Reilly, người đã tham gia lắp ráp khoang điều áp trên ISS, bắt đầu câu chuyện.
Một lần, tôi có cơ hội treo mình dưới đáy Trạm Quốc tế. Hoàng hôn tới, tôi tắt đèn và vì vậy có thể quan sát rõ cảnh mặt trời đang đi xuống. Kế đó, những ngôi sao bắt đầu nhô lên, tất nhiên là chúng không nhấp nháy. Trong vũ trụ, chúng có nhiều kích cỡ khác nhau, và thậm chí mỗi chiếc mỗi màu... Vào ban đêm, bạn có thể nhìn thấy những chớp sáng lóe lên trong các cơn dông của mặt đất bên dưới. Và khi tôi đang chiêm ngưỡng tất cả những hình ảnh tuyệt diệu này, con tàu bay ngang qua một vùng cực quang trên trái đất. Trước mắt tôi, những màn sáng màu lục và trắng buông chùng mềm mại, lung linh...
Trên trái đất, phần lớn công nhân xây dựng chẳng cần nhiều hơn một cái mũ cứng để bảo vệ. Họ có thể cử động bàn tay về mọi phía mà họ muốn. Và nếu chẳng may có đánh rơi gì đó, họ cũng không cần bận tâm rằng nó sẽ trôi đi xa. Nhưng trong vũ trụ, mọi điều lại khác.
Điều khiến tôi bận tâm nhất là lo làm chậm lại các động tác của mình. Khi luyện tập, các phi hành gia đều ở trong nước. Điều này giúp họ làm quen phần nào với tình trạng không trọng lượng. Nhưng nước không giống như chân không trong: vũ trụ, nó đậm đặc hơn và đẩy chúng ta trở lại. Nước giúp làm giảm tốc độ di chuyển. Và ở trong nước, bạn có thể làm những việc mà nếu là trong vũ trụ, bạn sẽ bị mất kiểm soát. Chẳng hạn nếu xoay một cái chất, phải nhớ rằng không có gì đang giữ bạn lại cả, và nếu mất tập trung, bạn có thể bị đẩy đi khá xa. Bạn phải học đưa mình lên cao và buộc mình bất động, không cần bất cứ đà nào. Sau đó, bạn có thể làm bất cứ điều gì mình muốn.
Bộ đó “hóng bóng”
Không chỉ có tình trạng không trọng lượng, bản thân các bộ đồ du hành cũng buộc ta phải điều chỉnh những thói quen vấn đã ăn sâu. Bộ đồ này tạo ra áp suất 0,29 atm, chưa bằng 1/3 áp suất khí quyển trái đất ở mực nước biển (1 atm), tương đương áp suất không khí bên ngoài máy bay ở độ cao 10 km. Và nó cũng bằng với lượng áp suất phụ giữ cho một quả bóng bơm phồng lên. Giống như quả bóng đó, bộ đồ này căng phồng nên rất khó uốn cong.
Để giúp phi hành gia cử động dễ dàng hơn. Các nhà thiết kế đã tạo ra những điểm ráp nối, như khuỷu tay, bả vai, đầu gối. Nhưng các điểm nối này chỉ có thể giúp di chuyển rất hạn chế. Điều đó có nghĩa là, trong vũ trụ bạn chỉ làm việc được trong phạm vi 1 m (chiều bên), và chưa đầy 30 cm ở phía trước. Nhưng rồi bạn sẽ quen dần. Khi bắt đầu luyện tập, bạn phải nghĩ cách để vận động trong các tư thế khác nhau.
Chẳng hạn muốn túm lấy một vật ở bên cạnh, bạn không thể với tới nó dễ dàng như trên mặt đất. Di chuyển cánh tay sang bên bằng cách gập cánh tay căng phồng này lại? Điều đó mà không thể. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn xoay tròn người lại cho đến khi đối mặt với vật đó, và túm lấy nó bằng cách di chuyển cánh tay về phía trước.
Găng tay là nơi mà áp lực đặc biệt dễ thấy. Chúng được thiết kế để tạo ra ít sức căng nhất khi tay bạn trong trạng thái nghỉ ngơi. Nhưng kết quả là, khi mở bàn tay ra, bạn phải đẩy mạnh các ngón tay để chống lại lực giữ đó. Hãy tưởng tượng: Nắm tay lại, quấn một vòng dây cao su quanh các ngón tay, và sau đó mở tay ra 15 lần cho tới khi thành công. Sức căng trên các cơ cẳng tay tương tự như khi ta đeo găng trong vũ trụ vậy.
Vẫn còn những trục trặc khác. Bạn không thể huýt sáo trong bộ đồ du hành, vì áp suất không khí quá thấp. Các dụng cụ thì phải to gấp đôi, gấp ba so với bình thường vì găng tay cũng kềnh càng, quá khổ. Bạn sẽ phải chịu đựng tiếng ro ro liên hồi của chiếc quạt lưu thông không khí trong bộ đồ đang mặc. Nhưng rồi bạn sẽ thích nghi. Bộ đồ đó rất dễ chịu. Và khi mặc nó, bạn có cảm giác đang sống một cuộc đời thứ hai.
Yury Usache, Trưởng phi đoàn hai lên sống trên Trạm Quốc tế, đã có một lời khuyên rất hay: “Cho dù bên ngoài rất nguy hiểm, nhưng khi làm việc, anh nên nhớ dành vài giây liếc nhìn xung quanh và ngắm mọi thứ”. Đó là lời khuyên tốt nhất anh ấy dành cho tôi. Vì trong chốc lát, chỉ khoảng 10 giây thôi, tôi đứng lại, ngắm nhìn xung quanh, và chiêm ngưỡng thấy một phần của hành tinh mà tôi đang lơ lửng bên trên. Nơi ấy và chân trời. Cảm giác vô cùng thú vị. Và tôi hy vọng vào các cơ hội khác đang chờ ở phía trước...
(Theo NASA)