ĐỊA HÌNH
Malaysia thuộc vùng Đông Nam châu Á, địa hình chia thành 2 khu vực cách nhau 650 km bởi biển Đông:
Khu vực phía Tây Malaysia: vùng bán đảo phía dưới Thái Lan, có 11 bang.
Khu vực phía Đông Malaysia: phần phía Bắc của đảo Borneo (Kalimantan), gồm 2 bang và hạt Labuan.
Tổng diện tích: 329.758 km2.
Cụ thể, các khu vực được chia ra như sau:
+ Vùng bán đảo: điện tích 131.598 km2, ở phía Nam của bán đảo Malaya, chiều dài 730 km, với khoảng 1.930 km bờ biển. Đỉnh cực Nam của vùng này cách đường xích đạo khoảng 100 km. Phía Bắc giáp Thái Lan, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp Singapore, phía Tây và Tây Nam giáp eo biển Melaka.
+ Sabah: 73.711 km2, ở về phía Đông Bắc của đảo Borneo.
+ Sarawak: 124.449 km2, ở về phía Tây Bắc của đảo Borneo. Sabah và Sarawak bị ngăn cách bởi nước Brunei.
Malaysia được chia thành 13 tiểu bang: Johor, Kedah, Kelantan, Melaka, Negeri Sembilan, Pahang, Penang, Perak, Perlis, Selangor, Terengganu, Sabah và Sarawak.
Vị trí địa lý:
2,30 0 vĩ độ Bắc
112,30 0 kinh độ Đông
Điểm thấp nhất: vùng biển Ấn Độ: 0 mét.
Điểm cao nhất: núi Gunung Kinabalu ở Sabah: 4.100 mét.
Malaysia có một số rặng núi chạy theo hướng Bắc - Nam. Một vùng đồng bằng rộng và phì nhiêu chạy dọc theo bờ biển phía Tây của khu bán đảo, trong khi đó ở phía Đông bán đảo có những cánh đồng hẹp chạy dọc theo bờ biển. Còn hai bang Sabah và Sarawak ở Bắc đảo Borneo được bao phủ bởi rừng rậm và một hệ thống sông ngòi chằng chịt, làm thành phương tiện giao thông cho dân của hai bang này. Hơn 60% diện tích của Malaysia thuộc khu vực rừng mưa nhiệt đới. Chỉ riêng khu vực bán đảo đã có khoảng 8.000 loài thảo mộc, trong đó có 2.000 loài cây thân mộc, 800 loài phong lan và 200 loài cây cọ. Rất nhiều loài chim trên thế giới có thể được tìm thấy ở Malaysia.